Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những điều cần biết khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ

Dự kiến trong tháng 4-2022, các tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine. Cùng với đó, nhiều khuyến cáo được đưa ra để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.

Bài, ảnh: H.HOA

dự kiến trong tháng 4-2022, các tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine. cùng với đó, nhiều khuyến cáo được đưa ra để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.

Giờ học của cô trò Trường Tiểu học Nguyễn Hiền, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Thận trọng từng bước

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số trẻ đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại 63 tỉnh, thành trên cả nước là 11.809.740 trẻ. Khuyến cáo của ngành Y tế là triển khai tiêm trước cho nhóm từ 11 tuổi (học lớp 6), sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Các địa phương tiêm ngày đầu thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm, từ từ mở rộng quy mô tiêm toàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh Phan Trọng Lân, việc tổ chức tiêm trước cho nhóm tuổi nào tùy theo địa phương quyết định.

Tính đến ngày 15-3-2022, theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (who) và nhà sản xuất, 66 quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành và sử dụng vaccine pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi. một số quốc gia đã triển khai tiêm, điển hình là mỹ, australia, singapore, nhật bản, hàn quốc, malaysia. nhiều quốc gia châu âu cũng đã tiêm cả vaccine pfizer và moderna cho trẻ nhóm tuổi này. tại việt nam, tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi tổ chức theo hình thức chiến dịch tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động bằng hai loại vaccine pfizer và moderna. trong đó, vaccine pfizer cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, moderna cho trẻ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg, tức là bằng 1/3 so với liều vaccine sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên (lưu ý không sử dụng vaccine của người lớn để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi). Ðể tránh nhầm lẫn với vaccine dùng cho người lớn, lọ vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có nắp màu cam. Ðiểm mới là hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản ở nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC sử dụng tối đa 10 tuần. Vaccine này chống chỉ định cho trẻ quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vaccine.

Thống kê của ngành Y tế, các phản ứng rất thường gặp sau tiêm là đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm. Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5-11 tuổi là tại vị trí tiêm (>80%), kiệt sức (>50%), đau đầu (>30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (>20%), đau cơ và ớn lạnh (>10%). Phản ứng ít gặp: Nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong hệ thống.

Với vaccine moderna tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sẽ cùng loại vaccine sử dụng cho người lớn. liều cho trẻ em 0,25ml chứa 50mcg vaccine covid-19 mrna. phản ứng rất thường gặp là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm. các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 11 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%) và đau khớp (21,3%). phản ứng thường gặp: tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm. phản ứng ít gặp: chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. phản ứng hiếm gặp: giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da. phản ứng rất hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Những điều cần lưu ý

Ngành y tế khuyến cáo, sau tiêm, trẻ cần được tiếp tục theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút. sau đó, người thân tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. viện vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, trình ubnd tỉnh, thành phố phê duyệt. dự trù đủ bơm kim tiêm, hộp an toàn. ðồng thời phối hợp sở giáo dục và ðào tạo chỉ đạo các trường lập danh sách đối tượng, tổ chức tiêm chủng tại trường học, truyền thông cho các bậc phụ huynh, phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.

Các trẻ chống chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19: Tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng COVID-19. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Các trường hợp hoãn tiêm gồm: Trẻ đang có bệnh cấp tính, hoặc mạn tính tiến triển; trẻ đã mắc COVID-19 thì hoãn 3 tháng kể từ ngày khởi phát; trẻ có hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) thì hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi tiêm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi (ví dụ tâm lý đám đông, hội chứng áo choàng trắng…); mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

Theo TS Ðỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cha mẹ, người thân phải theo dõi sát trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì liên hệ với nhân viên y tế. PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng lưu ý các cơ sở tiêm chủng chỉ sử dụng một loại vaccine phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng cho 1 đối tượng trẻ. Không tiêm trộn vaccine. Trong 3 ngày đầu sau tiêm tránh vận động mạnh, theo dõi sát trẻ, nhất là ban đêm. Khi triệu chứng thoáng qua, dễ bị bỏ qua, dẫn đến hệ quả phát hiện muộn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-tiem-vaccine-phong-covid-19-cho-tre-a145320.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY