Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những điều cần biết về bệnh hen ở trẻ em

Hen là tình trạng phế quản quá nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng và phản ứng rất mạnh với chúng bằng cách co lại và thu hẹp đường kính,
Hen là tình trạng phế quản quá nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng và phản ứng rất mạnh với chúng bằng cách co lại và thu hẹp đường kính, do vậy gây tắc nghẽn đường hô hấp và khó thở. Tình trạng này có thể xảy ra lặp lại bất cứ khi nào đường hô hấp tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Triệu chứng duy nhất của bệnh hen ở trẻ nhỏ là ho vì trẻ không thể diễn tả những khó chịu. Ho thường là ho khan, tái đi tái lại, gây mệt mỏi cho trẻ và phụ huynh và thường nặng lên vào đêm muộn và sáng sớm. Nếu bị cơn hen nặng, trẻ có thể thở nhanh và đôi khi có âm thanh rít. Do thở khó, trẻ có thể khóc liên tục và ăn uống không bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh?

Như đã đề cập ở trên, bệnh hen được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể là phấn hoa, bụi, khói, bụi từ vật nuôi, con gián, nấm mốc, nước hoa, một số loại Thu*c, hít phải khói Thu*c lá, ô nhiễm không khí, v.v… Nhiễm vi-rút đường hô hấp cũng có thể gây bệnh hen. Một số trẻ bị bệnh hen khi tập luyện. Thật khó để xác định nguyên nhân chính xác. Có một số xét nghiệm da để xác định trẻ có bị dị ứng hay không nhưng không được thực hiện thường xuyên.

Hen có phải bệnh di truyền?

Hen phát triển do nguyên nhân di truyền và môi trường. Trẻ có nguy cơ bị hen cao hơn nếu người thân trong gia đình bị bệnh hen hoặc bất cứ bệnh dị ứng nào khác ở da hoặc mũi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tất cả trẻ có bố mẹ bị bệnh hen sẽ bị bệnh hen. Chưa có xét nghiệm riêng để dự đoán trẻ có thể bị bệnh hay không.

Cần hạn chế những loại thực phẩm và hoạt động nào?

Trẻ có thể vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần hạn chế thức ăn vặt có chứa chất bảo quản nhân tạo. Trẻ cũng không bị hạn chế về các hoạt động. Trẻ có thể chơi bình thường và tham gia vào tất cả các hoạt động như chạy, đạp xe, bơi và chơi cùng các trẻ khác. Nếu trẻ bị hen do tập luyện, một số loại Thu*c có thể được kê trước khi trẻ tập luyện.

Cuộc sống của trẻ bị bệnh hen sẽ thế nào?

Phần lớn trẻ bị các cơn hen nhẹ khi còn nhỏ thường khỏi bệnh khi bước qua tuổi thơ ấu. Ở những trẻ bị bệnh hen nặng hơn và các dị ứng có liên quan khác, bệnh có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Nhưng sau đó, bệnh có thể được kiểm soát tốt và cuối cùng, trẻ vẫn có cuộc sống gần bình thường.

Lựa chọn điều trị bệnh ở trẻ em">hen ở trẻ em? Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn?

Hen không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Điều này có nghĩa số lượng và độ nặng của các cơn kịch phát có thể bị giảm. Có hai loại Thu*c điều trị bệnh này: Thu*c giảm bệnh và Thu*c dự phòng. Các Thu*c giảm bệnh là các Thu*c giúp giãn đường hô hấp, giảm triệu chứng thở rít và khiến cho người bệnh thở dễ hơn. Những tác động chỉ kéo dài vài giờ và do vậy bệnh nhân cần chú ý thời gian. Các Thu*c giảm bệnh không có tác dụng kiểm soát cơn hen về lâu dài. Mặt khác, các Thu*c dự phòng không có tác dụng ngắn hạn. Vai trò của nó là giảm kích thích đường hô hấp để chúng không kích hoạt các tác nhân gây dị ứng. Chúng cũng làm giảm thời gian của cơn hen và phòng ngừa các cơn hen trong tương lai. Các steroid thuộc loại Thu*c này.

BS Tuyết Mai/univadis

(Theo Boldsky)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hen-o-tre-em-n118682.html)
Từ khóa: benh hentre em

Chủ đề liên quan:

benh hen bệnh hen tre em

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngày 25/4 tới, BV Bạch Mai sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
  • Bệnh hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt.
  • Bệnh hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY