Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những điều cần lưu ý khi Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì (vị thành niên) là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội.
Một buổi ngoại khóa về giới tính dành cho trẻ vị thành niên

1. Tuổi vị thành niên là gì?

Tuổi dậy thì – vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 19 tuổi. Lớp tuổi vị thành niên được chia thành 3 nhóm: từ 10 – 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm, từ 14 – 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa, từ 17 – 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn.

Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng S*nh l* của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan Sinh d*c, tâm S*nh l*, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng T*nh d*c, khả năng sinh sản.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên.

2. Những thay đổi về S*nh l* ở tuổi vị thành niên

Với trẻ gái

Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi;

Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu (khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các mô mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận Sinh d*c phát triển (âm hộ, *m đ*o to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt;

Về thay đổi S*nh l*: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi.

 Với trẻ trai

Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi;

Về thay đổi cơ thể: Vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; D**ng v*t và tinh hoàn to lên;

Về thay đổi S*nh l*: Tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết Sinh d*c nam và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh.

Gia đình cần quan tâm đến tâm lý trẻ em tuổi dậy thì

3. Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên

Với những đặc điểm S*nh l* riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử như sau:

Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ;

Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn;

Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác;

Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử;

Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.

4. Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên

Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là:

Quan hệ T*nh d*c không an toàn

Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ Tu vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là Tu vong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; dễ nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh chịu định kiến xã hội; gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; Ph* thai có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh,...

Mắc các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c và thậm chí là HIV/AIDS.

Dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện

5. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào?

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

Rèn luyện về kỹ năng sống

Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè;

Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô;

Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp;

Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý cho trẻ

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,... Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo;

Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, Thu*c lá, M* t*y,.. Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp. Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên để hướng nghiệp phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt;

Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan Sinh d*c của mình ( hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường) để đi khám kịp thời; không mặc quần lót bó sát, quá chật;

Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, Khi*u d*m;

Không nên quan hệ T*nh d*c trước tuổi trưởng thành;

Nếu quan hệ T*nh d*c cần thực hiện T*nh d*c an toàn: chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ T*nh d*c để tránh mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây qua đường T*nh d*c và nhất là HIV/AIDS.

Giai đoạn dậy thì - vị thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm S*nh l* của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Mạng Y Tế
Nguồn: Công thương (https://congthuong.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-giao-duc-suc-khoe-sinh-san-tuoi-day-thi-129701.html)

Tin cùng nội dung

  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY