Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những điều cần tránh khi đang mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết không chỉ là căn bệnh nguy hiểm với trẻ em mà ngay cả với người lớn. Sự chủ quan đối với sức khỏe của bản thân cũng như không tuân thủ đúng quy trình chữa bệnh là những nguyên nhân trực tiếp khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.

Chủ quan với các triệu chứng nhỏ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn (ảnh minh hoạ)

Sốt xảy ra chủ yếu ở các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta, bệnh có thể hoành hành quanh năm, nhưng bùng phát thành dịch lớn và diễn biến phức tạp nhất có lẽ vào mùa mưa – mùa sinh sản cao điểm của muỗi.

Muỗi vằn là nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết

Vi-rút Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi, từ đó truyền bệnh cho người (ảnh minh hoạ)

Sốt chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây nên. Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm vi-rút Dengue, sau đó vi-rút này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.

Triệu chứng sốt xuất huyết thường thấy ở người bệnh

Thể bệnh nhẹ:

- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.

- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

- Có thể có nổi mẩn, xung huyết ở lỗ chân lông.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo:

- Xuất huyết: Chấm ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen.

- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người rũ rượi, hốt hoảng (hội chứng choáng do nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp),… nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến Tu vong.

Nổi ban đỏ là dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết (ảnh minh hoạ)

Những điều cần tránh khi đang mắc phải sốt xuất huyết

Bên cạnh việc phòng ngừa dịch bệnh, công tác chữa trị cho người bệnh cũng cần được quan tâm và tuân thủ các bước nghiêm túc. Nhờ đó, người bệnh mới hồi phục nhanh chóng, tránh được những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế lây lan cho những người xung quanh.

Để người bệnh được điều trị thuận lợi và mau hồi phục, tuyệt đối tránh làm những điều sau đây:

Hạ sốt dồn dập

Lo lắng khi thấy người cao nên người nhà thường muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, vì là bệnh do vi-rút nên nhiệt độ sau khi hạ xong lại tiếp tục tăng trở lại.

Trong quá trình điều trị thực hiện các biện pháp hạ sốt cấp tốc vì sẽ có nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.

Ra nơi có gió to, tắm nước lạnh

Hiện tượng có thể xảy ra ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và kéo dài vài ngày. Bệnh nhân cần ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm. vì nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch trong nội tạng dễ dẫn đến Tu vong.

Sử dụng phương pháp dân gian để chữa bệnh

Không tự ý cạo gió, giác hơi cho người bệnh (ảnh minh hoạ)

Cạo gió, xông hơi hoặc những phương pháp dân gian, truyền miệng,… đều chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong thực tiễn. Vì vậy, không nên tùy tiện áp dụng các biện pháp trên đối với người bệnh để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho cả gia đình

Hiện nay, vẫn chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh, do đó mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

- Giữ vệ sinh nơi sinh sống, diệt lăng quăng.

- Mặc quần áo dài tay.

- Ngủ trong màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun Thu*c diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.

- Đặc biệt, sử dụng các sản phẩm chống muỗi khiến muỗi tránh xa là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ mọi thành viên trong gia đình.

Bệnh một khi đã hoành hành sẽ rất khó để kiểm soát. Gia đình nên có những biện pháp phòng tránh để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Sản phẩm chống muỗi Remos an toàn cho cả người lớn và trẻ em

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-tranh-khi-dang-mac-benh-sot-xuat-huyet--n162369.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY