Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những điều ít biết về sâu răng

Theo Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), mặc dù nỗ lực phòng ngừa, nhưng sâu răng vẫn là bệnh mạn tính của nhiều lứa tuổi.

Theo Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), mặc dù nỗ lực phòng ngừa, nhưng sâu răng vẫn là bệnh mạn tính của nhiều lứa tuổi. Chi phí cho răng miệng là con số “khủng”, khoảng 20 tỷ USD/năm.

Hốc răng chứa liên cầu khuẩn - một loại vi khuẩn mà tất cả chúng ta đều có trong miệng, gây sâu răng. Khi chúng ta ăn chất đường, nó sẽ bị vi khuẩn “biến” thành axit. Axit này sau đó gây hư hại men răng và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập các kẽ răng. Khi điều này xảy ra, việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng khó làm sạch răng. Các vi khuẩn tiếp tục làm mòn răng và tạo thành các “hốc” răng.

Chúng ta không thể loại bỏ đường hoàn toàn trong thực phẩm bởi nó hiện hữu trong tất cả các loại thực phẩm. Điều chúng ta có thể làm là giảm tác dụng các loại đường trong răng miệng của mình.

Để trị , cần phát hiện sớm, khi vi khuẩn trong hốc răng chưa phá vỡ lớp men thì chúng ta có thể xử lý được. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng chất fluoride trong hầu hết các loại kem đánh răng, nước súc miệng, thậm chí trong nước máy. Fluoride là cách tự nhiên và an toàn để tăng cường men răng, làm cho vi khuẩn khó gây hại. Thực tế, CDC đánh giá fluoride là một trong 10 thành tựu y tế công cộng lớn nhất của thế kỷ 20.

Một số nha sĩ còn thử nghiệm với kỹ thuật “trám không khoan” nếu phát hiện “hốc” răng sớm. Bạn cần phát hiện những vấn đề về răng sớm để có nhiều sự lựa chọn điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-dieu-it-biet-ve-sau-rang-19393.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư vú (UTV) chỉ có 5-10% là do di truyền, còn lại, đó là hậu quả của chế độ ăn không hợp lý và lười vận động.
  • Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người.
  • Nghiên cứu của GS. Stuart Pocock tại Học viện Vệ sinh Y khoa nhiệt đới London (Anh) và cộng sự cho biết, khả năng những người gầy dễ bị chứng mất trí nhớ
  • Cho con bú giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, giảm nguy cơ bị viêm khớp mạn tính
  • Nhiễm virut viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Không chỉ người mẹ phải đối mặt với những nguy hiểm của bệnh viêm gan mà còn có thể truyền bệnh cho con. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần hiểu về cách phòng bệnh để tránh nguy cơ nhiễm virut viêm gan B.
  • Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì phát hiện mình bị viêm gan B. Tôi rất hoang mang không biết em bé có bị ảnh hưởng và nếu có thì phải làm gì thưa bác sĩ?
  • Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY