Kinh tế xã hội hôm nay

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô

“Hai đứa lớn mẹ chúng bỏ lại đây từ khi vài tháng tuổi, đứa lớn nhất 10 tuổi. Đứa nhỏ nhất tên Ram Bô 2 tuổi rưỡi, Tết vừa rồi mẹ nó gọi điện bảo đem về gửi. Tôi nói về quê rồi, vậy mà nó mang sang gửi ở hàng xóm. Giận lắm, nhưng đều là cháu chắt nhà mình”, bà Nguyễn Thị Ly (68 tuổi, Hà Nội) nói.

Những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi quanh năm sau song sắt

Giữa trưa dưới cái nắng như thiêu như đốt của Hà Nội, bà Nguyễn Thị Ly, (68 tuổi, ở Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội), trở về nhà sau một buổi rửa bát thuê cực nhọc tại chợ gần nhà.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.

Những đứa trẻ quanh năm sau ô cửa sắt.

Bà Ly có người con gái nhưng hai mẹ con không sống chung. Người con gái đi biệt tích từ lâu, đi đâu cũng không ai biết. Thỉnh thoảng có gọi điện về hỏi thăm, bà Ly gọi lại thì không liên lạc được.

Lâu lâu, người con gái của bà Ly và cháu gái bà cũng mang về cho bà một đứa cháu, để bà nuôi. Đến nay bà Ly đã nuôi 3 đứa cháu, chắt. Bố các cháu là ai thì bà Ly cũng chẳng rõ.

Căn nhà nhỏ của bà Ly và 3 cháu nằm sâu hun hút trong ngõ 67 Phùng Khoang. Cái nóng như đổ lửa của những ngày giữa tháng 5 như muốn thiêu cháy mọi thứ ngoài trời với nền nhiệt trên 40 độ.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 2.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 3.

Đứa lớn trông đứa bé, cả 3 đứa quanh năm ở nhà chờ bà đi làm về.

Giữa giờ trưa, căn nhà vẫn khóa trái cửa từ phía ngoài. Nghe tiếng gọi, vài ánh mắt tròn xoe, trong veo lấp ló phía sau song sắt nhìn ra ngoài thích thú đáp: "Bà cháu đi làm chưa về ạ, cháu cũng không phải đi học, làm gì được đi học đâu ạ".

Hàng ngày, bà Ly vẫn thường đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về để kiếm tiền nuôi 3 đứa cháu rau cháo qua ngày, ở nhà 3 đứa trẻ tự trông nhau. Đứa lớn nhất mới lên 10, được giao nhiệm vụ cho 2 em nhỏ ăn ngủ. Do các cháu còn quá nhỏ nên bà Ly đành phải khóa cửa nhốt các cháu trong nhà đề phòng kẻ gian vào nhà trong lúc bà đi vắng.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 4.

Những đứa trẻ lao tới ôm chầm lấy bà Ly mỗi khi bà đi làm về.

Nghe tiếng bà Ly cất lên từ đầu ngõ, mấy đứa trẻ reo lên vui sướng: "A! bà đã về". Cửa vừa mở, mấy đứa trẻ nheo nhóc trong nhà lao ra ôm chầm lấy vóc dáng khắc khổ, khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của bà Ly: "Cả buổi nhốt trong nhà cuồng chân nên lúc nào các cháu cũng muốn ra ngoài", bà Ly ngoái lại nhìn chúng tôi nói.

"Đứa lớn nhất tên Phạm Khánh Vy năm nay 10 tuổi. Đứa lớn thứ 2 năm nay 7 tuổi, tôi thường gọi là Vân. Cháu nó bị bệnh down không biết nói. Còn đứa nhỏ nhất tên Sam Bô, được 2 tuổi rưỡi. Hai đứa nhỏ chưa được khai sinh và đặt tên chính thức. Còn cả 3 đứa đến nay chưa một ngày được đến trường", bà Ly nhìn về các cháu buồn rầu nói.

Chẳng được khai sinh và ước mơ của người bà giữa lòng Thủ Đô

Trước đây bà Ly có nhà ở quận Thanh Xuân. Đến năm 2014, chồng bà mắc bệnh ung thư khiến gia đình phải bán nhà để chữa trị bạo bệnh. Không còn nhà, tiền cũng cạn, bà đành mua lại một căn bếp cũ ở Phùng Khoang rộng chưa đầy 10 mét vuông làm chỗ ở đến nay nhưng hộ khẩu thường trú vẫn ở quận Thanh Xuân.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 5.

Bà Ly với thân hình khắc khổ.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 6.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 7.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 8.

Các cháu chưa đủ lớn để nhận thức được hết về những thiệt thòi mà bản thân đang phải gánh chịu.

Trong 3 đứa trẻ, bé gái tên Vân là cháu ngoại của bà Ly. Còn cháu Khánh Vy và Sam Bô là chắt ngoại của bà. Do những vướng mắc về thủ tục giấy tờ, nơi cư trú nên 3 đứa nhỏ đang ở với bà không làm được khai sinh. Cũng chính vì điều này các cháu cũng không được đến trường học.

"Tôi cũng đã hỏi để làm thủ tục nhưng cần rất nhiều giấy tờ, giờ tôi già rồi không đủ sức chạy để lo nữa. Chỉ thương các cháu sống mà không được đặt tên, muốn đi học mà không được đến trường", bà Ly nghẹn ngào nói.

Ở cái tuổi 68, bà Ly không còn mong ước về tiền bạc, vật chất cho cuộc sống của mình. Bà chỉ lo đến lúc ch*t đi các cháu vẫn chưa được khai sinh. "Tôi chỉ mong các cháu được đi học. Cháu Vân bị bệnh down nếu làm được giấy khai sinh thì trung tâm bảo trợ sẽ nhận. Còn bé Sam Bô tôi sẽ dành chút sức lực cuối cùng, tìm được mẹ cháu về để chăm sóc", bà Ly tâm sự.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 9.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 10.

Bà Ly không kìm được những giọt nước mắt khi nhắc về những người cháu, chắt của mình.

Ăn xong bữa cơm đạm bạc với bát canh bí đỏ vào cuối buổi trưa, Khánh Vy chạy lại thì thầm với chúng tôi: "Cháu muốn được đi học lắm. Nghe các bác nói nếu đi học cháu phải học với các em 6 tuổi, cháu đồng ý ngay. Cháu được ông cụ Sơn (hàng xóm) tặng 1 chiếc áo dài và váy trắng hồi Tết, cháu vẫn để dành để khi nào được đi học thì mặc".

Bà Ly nhìn xa xăm cố vờ như không nghe thấy đứa cháu nói điều gì. Ước mơ của người bà, người cháu giữa lòng Thủ đô về một tương lai được đến trường vẫn vang vẳng. Không biết mai đây, khi bà Ly già yếu đi, các cháu sẽ ra sao. Chẳng ai biết nữa.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 11.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 12.

Bữa cơm đạm bạc của 4 bà cháu.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 13.

Những đứa trẻ ăn ngon lành mà không đòi hỏi bà điều gì.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lụa, Phó chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, đối với trường hợp 4 bà cháu (1 cháu, 2 chắt) của nhà bà Ly rất phức tạp do bố mẹ các cháu không sinh sống trên địa bàn và cũng không biết họ ở đâu.

Bà Ly có chồng đã mất, bán nhà ở quận Thanh Xuân rồi sinh sống ở phường Trung Văn: "Khi chúng tôi đặt vấn đề thì bà Ly chỉ bảo ở tạm thôi. Tổ dân phố cũng nói ở tạm như thế cũng nên làm tạm trú tạm vắng thế nhưng bà Ly chưa làm dù sống tại phường nhiều năm", bà Lụa thông tin.

Về trường hợp của cháu Vy (10 tuổi) mong muốn được đi học, bà Lụa cho biết, phía UBND phường cũng đã trực tiếp trao đổi với Hiệu trưởng Trường tiểu học Trung Văn tìm cách cho cháu được đi học vào năm học mới tới đây.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 14.

Những đứa trẻ quanh năm sau song sắt, chẳng được khai sinh và ước mơ của 4 bà cháu giữa lòng Thủ đô - Ảnh 15.

Cái Vy vẫn cất giữ cẩn thận cái áo dài và chiếc váy trắng mà ông cụ Sơn (hàng xóm) tặng từ đợt Tết để chờ đến ngày đi học Vy sẽ đem ra mặc.

Tuy nhiên, do hồ sơ của cháu chỉ có giấy khai sinh, hiện chính quyền vẫn đang cố gắng tìm lại nơi có hộ khẩu thường trú của bố mẹ cháu bé tuy nhiên không khả thi. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cũng không thể làm tạm trú cho cháu bé.

"Nếu giải quyết được giấy tờ vướng mắc thì nhà trường sẽ hỗ trợ cho cháu đi học, các cô cũng sẽ quyên góp giúp đỡ cháu", bà Lụa chia sẻ.

Về hoàn cảnh hai cháu nhỏ còn lại, do cả hai không có giấy chứng sinh nên chính quyền địa phương không có cách nào giải quyết hai trường hợp này.

Cháu bé bị down bà Ly có mong muốn cho cháu đi Trung tâm bảo trợ xã hội tuy nhiên bố mẹ cháu bé vẫn còn nhưng không ai biết họ đâu. Bố mẹ hoàn toàn minh mẫn không bệnh tật gì nên bà Ly không thể giám hộ được cho cháu.

"Nếu chúng tôi đưa cháu đi trung tâm bảo trợ bố mẹ cháu về không đồng ý thì phường sẽ rất khó xử. UBND phường cũng họp nội dung này xuống yêu cầu bà Ly cung cấp giấy tờ nhưng bà Ly cũng không có giấy tờ gì liên quan, điện thoại cũng không có số để liên lạc với bố mẹ cháu bé.

Phường nhìn hoàn cảnh của 4 bà cháu như thế cũng rất thương tâm, cơ sở pháp lý chính quyền giải quyết phải có căn cứ, giấy tờ, đằng này cả 4 bà cháu có mỗi duy nhất giấy khai sinh của bé Vy và sổ hộ khẩu của bà Ly ở quận Thanh Xuân, còn lại không có giấy tờ gì liên quan đến hai cháu nhỏ còn lại", bà Lụa nói.

Hiện chính quyền địa phương mong muốn bố mẹ các cháu bé đến gặp mặt giải quyết các thủ tục giấy tờ cho các cháu để những ước mơ của 4 bà cháu sẽ sớm trở thành hiện thực.

Theo Tổ quốc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nhung-dua-tre-quanh-nam-sau-song-sat-chang-duoc-khai-sinh-va-uoc-mo-cua-4-ba-chau-giua-long-thu-do-20200522231135007.chn)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Cả hai vợ chồng thầy Trung đều là giáo viên trẻ có tâm huyết và rất yêu nghề, gia đình sống hạnh phúc bên cạnh người con gái bé bỏng tròn 16 tháng tuổi. Nhưng cuộc đời nào được như ý muốn khi vợ thầy bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và không qua khỏi được, thầy giáo trẻ đi xét nghiệm cũng phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư gan quái ác và đang giày vò thầy từng ngày.
  • (MangYTe) - PV ADZ tại Quảng Trị cùng đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm và trao quà bạn đọc gửi tặng tới gia đình anh Nguyễn Văn Thời và chị Hoàng Thị Vân Anh (ở thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).
  • (MangYTe) - Mặc dù bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng biến chứng suy đa tạng do sốt xuất huyết đã cướp đi sinh mạng của chị Sương. Anh Tùng nghẹn ngào: “Dù vợ em không còn nữa nhưng sự quan tâm của cộng đồng những ngày qua cũng giúp cô ấy ấm lòng trước lúc ra đi.”
  • (MangYTe) - Sau ba lần Ch?t hụt vì hộc máu lênh láng bởi chấn thương hiếm gặp do T*i n*n, sinh mạng cậu bé bán sương sáo đang tựa “nghìn cân treo sợi tóc”. Mẹ vừa phải phẫu thuật u xơ tử cung thì con lâm nạn, gia đình bà Nga rơi vào cơn bĩ cực.
  • (MangYTe) - Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của bạn đọc ADZ, nỗi lo không có tiền thực hiện ca phẫu thuật đặt stent cho chồng của chị Hà đã được xua tan. Mơ ước về ngày đoàn tụ gia đình của người vợ trẻ và hai đứa con thơ đang dần thành hiện thực.
  • Mới hơn mười tuổi, Hoàng Ánh Hồng Vi đang phải từng ngày chiến đấu không mệt mỏi chống lại căn bệnh ung thư. Từng ngày một, cô bé cố gắng giành lại từng tia hy vọng nhỏ nhoi bên giường bệnh cùng người mẹ của mình để cố gắng bấu víu vào một phép nhiệm màu giữa cuộc sống hiện đại này.
  • Là một bác sĩ giỏi không may mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Phạm Ngọc Đại vẫn đang từng ngày nén nỗi đau riêng, luôn giữ thái độ lạc quan để gửi trọn tình yêu vào công việc chữa bệnh cứu người.
  • Có một câu nói rất hay rằng “Sự chăm sóc và sẻ chia càng khiến cho người đàn ông trở nên nam tính hơn”, điều này đúng tuyệt đối với hình ảnh của các ông bố trong gia đình.
  • Nhiều nghi vấn xung quanh việc các cây xanh bị đánh chuyển, chặt hạ từ những tuyến phố Thủ đô sẽ không được sử dụng đúng mục đích, gây thất thoát cho nhà nước. PV Dân trí đã tìm đến nơi mà những cây xanh này sẽ “cập bến” sau khi “xa” đường phố.
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY