Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những loại đồ uống và thực phẩm có thể tương tác với Thuốc gây nguy hiểm cần tránh dùng

(MangYTe) - Thực phẩm là nguồn bổ sung tốt nhất cho cơ thể con người tuy nhiên trong quá trình sử dụng và uống Thuốc có nhiều loại thực phẩm lại không tốt.

Sữa

Kháng sinh là một trong những loại Thuốc tây được sử dụng nhiều nhất. trong khi đang sử dụng Thuốc kháng sinh, tốt nhất nên nói "không" với sữa và các sản phẩm từ sữa. một số loại kháng sinh có thể gây đóng cục với sắt, canxi và các khoáng chất khác có trong các thực phẩm từ sữa (ví dụ cripo). sự kết hợp này sẽ làm giảm khả năng hấp thu Thuốc của cơ thể từ đó làm giảm hiệu quả của Thuốc.

Ví dụ: Khi bạn nhận được một đơn Thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi nếu Thuốc thuộc nhóm tetracycline hoặc flouroquinolones. Nếu như vậy, cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống Thuốc ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi các bác sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi vì những vitamin này cũng như các sản phẩm làm từ sữa, có thể làm giảm hiệu quả của một số loại Thuốc kháng sinh.

Dùng Thuốc cũng nên tìm hiểu những loại thực phẩm nào không nên dùng chung. ảnh minh họa

Đồ uống và thực phẩm chứa kali

Một số thực phẩm có chứa nhiều kali như: chuối, cam, bơ, một vài loại rau lá xanh... với những người đang dùng Thuốc kê đơn như Thuốc trị tăng huyết áp (như captopril, lisinopril, ramipril), Thuốc trị suy tim (digoxin) hay Thuốc lợi tiểu giữ kali (triamterene)... nên thận trọng khi dùng cá thực phẩm và đồ uống này.

Nguyên nhân là do nếu dùng cùng nhau sẽ làm tăng nồng độ kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng nồng độ kali trong cơ thể sẽ có hại, có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là ngừng tim.

Thực phẩm chứa tyramine

Rất nhiều thực phẩm lên men, thực phẩm hun khói và thực phẩm bị hư hỏng hoặc không được bảo quản đúng cách có thể chứa tyramine. vì vậy, khi dùng Thuốc cần tránh các đồ ăn này.

Mức độ tyramine cũng tăng lên liên quan đến quá trình lão hóa thực phẩm. Mức độ cao của tyramine có thể làm tăng huyết áp đột ngột, nguy hiểm. Bình thường, tyramine khi ăn vào đều bị phân hủy nhanh chóng trong ruột và gan. Tuy nhiên, do hoạt động của enzym bị ức chế, kết quả là huyết áp có thể tăng nhanh.

Một số loại Thuốc kê đơn có thể can thiệp vào sự chuyển hóa của tyramine, như Thuốc ức chế MAOIs bao gồm moclobemide (một loại Thuốc chống trầm cảm), linezolid (một chất kháng khuẩn) và isoniazid (một chất chống lao)... nên những người dùng các Thuốc này cần đặc biệt lưu ý.

Đồ uống chứa cồn (rượu)

Nhiều loại Thuốc có thể tương tác với rượu, làm thay đổi sự trao đổi chất hoặc tác dụng của rượu và/hoặc Thuốc. Một số tương tác này có thể xảy ra ngay cả khi mức độ uống vừa phải và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người uống.

Nhiều loại Thuốc kê đơn có thể tương tác với rượu, bao gồm Thuốc kháng sinh, Thuốc chống trầm cảm, Thuốc kháng histamine, Thuốc an thần, Thuốc đối kháng thụ thể histamine H2, Thuốc giãn cơ, Thuốc giảm đau, opioid và warfarin.

Ngoài ra, nhiều loại Thuốc không kê đơn và thảo dược cũng có thể gây ra tác dụng tiêu cực khi dùng chung với rượu. Vì vậy, nếu đang dùng bất kỳ loại Thuốc nào, nên tránh uống rượu.

Caffeine

Rất nhiều loại đồ uống có chưa caffein như cà phê, trà, nước ngọt... Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương và làm tăng huyết áp, lợi tiểu. Caffeine sẽ được phân hủy trong gan vào giai đoạn cuối. Một số loại Thuốc như ciprofloxacin, cimetidine và Thuốc Tr*nh th*i... có thể can thiệp vào cơ chế này trong gan và làm tăng nồng độ caffein trong máu.

Caffeine cũng ức chế sự chuyển hóa của một số Thuốc dẫn tới tăng nồng độ Thuốc gây mất ngủ và rối loạn nhịp tim, đặc biệt là theophylline. Do đó, những người đang dùng loại Thuốc này nên tránh các đồ uống có chứa caffeine

Nước bưởi

Nước bưởi là một trong những loại nước trái cây nổi tiếng có thể tương tác bất lợi với Thuốc. Điều này là do nước bưởi ức chế một loại enzym trong ruột có thể làm giảm sự chuyển hóa của Thuốc và làm tăng nguy cơ phát triển các tác dụng phụ.

Những người dùng statin (làm giảm cholesterol), một số Thuốc hạ huyết áp, Thuốc Tr*nh th*i chứa estrogen, Thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptyline và clomipramine), một loại Thuốc được sử dụng cho ngăn ngừa thải ghép nội tạng (cyclosporin), Thuốc trị sốt rét (như quinin)... không được uống Thuốc cùng với nước bưởi hoặc ăn bưởi trong thời gian uống Thuốc, để tránh tương tác bất lợi có hại.

Ngoài ra, nước ép táo và nước cam cũng có thể tương tác với Thuốc. Chúng cạnh tranh với các loại Thuốc để được hấp thụ, dẫn đến mức độ Thuốc được hấp thụ vào máu thấp hơn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của Thuốc.

An Dương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/nhung-loai-do-uong-va-thuc-pham-co-the-gay-tuong-tac-voi-thuoc-can-tranh-dung-d198339.html)

Chủ đề liên quan:

cảnh báo thực phẩm thuốc

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY