Do trong đậu nành sống có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Sữa đậu nành phải được nấu chín, đun nóng đến 100° C trong khoảng 10 phút.
Trong đậu cô ve có chứa độc tố Saponin. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí Tu vong. Vì vậy, bắt buộc phải ngâm nước và nấu chín kỹ trước khi thưởng thức.
Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt…
Khoai tây nảy mầm có chứa solanine, chất có thể gây ngộ độc, cứng lưỡi, khiến thanh quản tê liệt, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và Listeria. Vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.
Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic, khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Trong măng chứa nhiều glucid, khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.
Chủ đề liên quan:
gây ngộ độc khoai tây nảy mầm không được măng nấu chín ngộ độc ngộ độc sắn sống rau chân vịt sữa đậu nành