Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những lợi ích quý của quả mướp với sức khỏe con người

Mướp không chỉ là món ăn nhiều dinh dưỡng mà còn là vị thuốc hay cho nhiều người. Dưới đây là một số lợi ích mà loại quả này mang lại.

‘Dọn sạch’ mạch máu

Ngoài việc giúp loại bỏ độc tố và các gốc tự do khỏi cơ thể, lá và quả mướp cũng giúp làm sạch hệ thống tuần hoàn. theo food recap, có thể dùng nước sắc lá cây mướp để chống vô kinh (không có kinh nguyệt) và urê huyết tăng cao (tích tụ chất thải nitơ trong máu).

Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường

Ảnh minh họa

Bệnh đái tháo đường, còn được gọi là bệnh tiểu đường, là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự gia tăng lượng đường trong máu kéo dài. nó có các triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều và gầy nhiều. theo agroproducts, mướp có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Làm da sáng mịn

Nguồn vitamin c dồi dào trong quả mướp có tác dụng chống lại sự lão hóa cho làn da của bạn. do đó, đây là công cụ đắc lực để loại bỏ nếp nhăn, giúp giữ lại nét thanh xuân cho bạn.

Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. lấy quả mướp, là non hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.

Quả mướp được coi là bổ dưỡng, với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. vì vậy, bạn đừng chần chừ mà không thêm nó vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình nhé!

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. mỗi liệu trình 10 ngày.

Thông sữa, lợi sữa

Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. ăn liền 5 ngày.

Giải nhiệt ngày hè

Mướp: 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

Chữa viêm họng

mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.

Theo Khỏe và Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/nhung-loi-ich-quy-cua-qua-muop-voi-suc-khoe-con-nguoi-search/?id=251088

Theo Khỏe và Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-loi-ich-quy-cua-qua-muop-voi-suc-khoe-con-nguoi/20221205125918151)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày (đơn ghi trong Hoà hán dựơc ứng dụng phương). Xưa kia Nhật Bản có ra một số biệt dược lợi sữa
  • Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
  • Mang thai và sinh con là thiên chức vô cùng thiêng liêng của phụ nữ, tuy nhiên, trong hành trình ấy, người mẹ cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, thậm chí stress, trầm cảm sau sinh. Một trong những vấn đề đó là làm thế nào để đủ sữa cho con bú.
  • “Ngọt nào sánh được sữa mẹ hiền; Nuôi con dù là khổ triền miên; Ân đức bao la như trời biển; Công lao bát ngát tựa đất liền”.
  • Cá diếc còn có tên khác là tức ngư, phụ ngư Carassius auratus L. họ cá chép (Cyprinidda). Cá diếc là loại cá nước ngọt thịt trắng thơm ngon bổ lành, giàu dược tính.
  • Các bộ phận của cây mướp, lúc còn non cũng như khi đã già, đều dùng làm Thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, cây mướp chữa bệnh thấp nhiệt, thường xảy ra vào mùa hè.
  • Mướp dường như sinh ra là để dành cho mùa hè và cho các mẹ bầu. Đó là bởi vì tính mát, bổ lại có vô số công dụng tốt cho phụ nữ mang thai và sản phụ vừa sinh con.
  • Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY