Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa Y học cổ truyền

Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm.
Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,…

Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đế hoa lõm. Quả - thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín. Trong quả có nhiều hạt, thực ra hạt mới là quả thực, có màu lục, khi chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng.

Cây trâu cổ mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm Thu*c là cành lá và quả, thường dùng chữa đau xương, đau nhức mình mẩy, mụn nhọt, lở ngứa, sưng vú, tắc tia sữa,…

Một số đơn Thu*c thường dùng

- chữa đau xương, đau nhức mình mẩy: Quả trâu cổ thái nhỏ, sắc với nước, bỏ bã, cô đặc lại thành cao, ngày dùng 5-10g. Hoặc: Cành lá cây trâu cổ tươi 50g (khô 15g) sắc nước uống hàng ngày có tác dụng tốt đối với trường hợp bị đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp, chữa các chứng đau xương, nhức mỏi ở người già. Ngoài ra còn có tác dụng điều kinh, dễ tiêu hoá.

- Hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả non cây trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 250ml rượu, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 10-30ml rượu này.

- Bồi bổ suy nhược cơ thể sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.

- Mụn nhọt, lợi tiểu, tiêu độc: Cành lá trâu cổ phơi khô, sắc đặc, uống ngày 2-3 chén.

- Tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g, sắc uống; lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài vú bị sưng.

- Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả cây trâu cổ 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được). Dùng 5-7 ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-trau-co-chua-dau-xuong-loi-sua-y-hoc-co-truyen-15129.html)

Tin cùng nội dung

  • Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Mangyte cho em hỏi:Em sinh con được 3 tuần, hiện giờ hai vú cương cứng, rất đau, nóng, có phải em bị tắc tia sữa không? Em không thấy sốt gì hết. Em nghe nói ở BV Vũ Anh có điều trị tắc tia sữa, không biết chi phí như thế nào? Em cảm ơn Mangyte! (Bích Phương – TPHCM)
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY