Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hạt bông - Cây Thuốc lợi sữa

Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày (đơn ghi trong Hoà hán dựơc ứng dụng phương). Xưa kia Nhật Bản có ra một số biệt dược lợi sữa

Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đă dùng ép lấy dầu để thấp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.

Hạt quả bông

Thành phần hoá học của hạt bông

Trong hạt bông có chừng 17-30% dầu, nếu chỉ tính nhân không tỷ lệ lên tới 35-40%. dầu hạt bông là một thứ dầu nửa khô, có chứa chừng 20-22% panmitin (palmitin), 4% stearin (stearine), 30-35% olein, 42-45% linolein (linoleine) và 1% chất không xà phòng hoá được.

Dầu bông ép nguội có màu vàng nhạt, không mùi vị, có chứa sinh tố E.

Hạt bông có chứa hai chất độc: Gossypola vàng và gossypola đỏ. Cả hai chất này đều có chứa trong lá mầm.

Gossypola là một chất có chứa phenol và anđêhyt.

Gossypola uống ít độc, tiêm mạch máu độc hơn, tiêm 0,50g vào phúc mạc con thỏ sẽ ch*t sau 4 ngày.

Gossypola bị phá bởi nhiệt để cho một chất ít độc hơn, cho nên khô dầu bông ép nóng ít độc hơn khô dầu ép nguội.

Muốn tìm gossypola thêm H2S04 vào dầu sẽ thấy màu đỏ, hoặc nếu thêm FeCl3 sẽ có màu xanh lục.

Tác dụng dược lý

Người ta thấy hạt bông sau khi đã loại chất eossypola có tác dụng lợi sữa, trong sữa tỷ lệ bơ và cađêin tăng lên.

Công dụng và liều dùng

Làm Thuốc lợi sữa, dùng với liều 5g, dưới dạng Thuốc sắc.

Đơn Thuốc

Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml. chia ba lần uống trong ngày (đơn ghi trong hoà hán dựơc ứng dụng phương). xưa kia nhật bản có ra một số biệt dược lợi sữa chế từ hạt bôngvới tên lactaogon (lactaogol), mamain, lactomin (lactomil) v v....

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocphunu/hat-bong/)
Từ khóa: hạt bông

Chủ đề liên quan:

hạt bông lợi sữa

Tin cùng nội dung

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là điều bà mẹ nào cũng mong muốn, để mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho con. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mẹ có thể bị ít sữa, mất sữa, tắc sữa sau khi sinh. Con không đủ sữa bú, quấy khóc, ốm yếu, tăng trưởng kém…. Những lúc như vậy, mẹ cần vững vàng tâm lý để có thể tiếp tục nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và lấy lại dòng sữa dạt dào nhanh chóng.
  • Quả non luộc làm rau ăn, Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng
  • Cây mướp được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam. Thường chỉ để lấy quả luộc hay xào nấu để ăn. Rất ít người dùng làm Thuốc.
  • Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
  • Mang thai và sinh con là thiên chức vô cùng thiêng liêng của phụ nữ, tuy nhiên, trong hành trình ấy, người mẹ cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, thậm chí stress, trầm cảm sau sinh. Một trong những vấn đề đó là làm thế nào để đủ sữa cho con bú.
  • “Ngọt nào sánh được sữa mẹ hiền; Nuôi con dù là khổ triền miên; Ân đức bao la như trời biển; Công lao bát ngát tựa đất liền”.
  • Cá diếc còn có tên khác là tức ngư, phụ ngư Carassius auratus L. họ cá chép (Cyprinidda). Cá diếc là loại cá nước ngọt thịt trắng thơm ngon bổ lành, giàu dược tính.
  • Mướp dường như sinh ra là để dành cho mùa hè và cho các mẹ bầu. Đó là bởi vì tính mát, bổ lại có vô số công dụng tốt cho phụ nữ mang thai và sản phụ vừa sinh con.
  • Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY