Cây thuốc quanh ta hôm nay

Mít, Cây Thuốc lợi sữa, an thần

Quả non luộc làm rau ăn, Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng

Còn gọi là mac mi, may mi (Lào), khnor (Cămpuchia).

Tên khoa học Artocarpus integrifolia L.f.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Cây mít

Mít là một cây to, cao có thể tới hơn 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn. Lá đơn, nguyên, dày, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống l-l,5cm. Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa cái mọc ngay trên thân hay trên cành, dài 5-8 cm, dày 2-5 cm. Cụm hoa đực hình chùy. Quả phức to, dài 30-60 cm, mặt tua tủa những gai ngắn. Khi chín vỏ vần giữ màu xanh lục hay hơi ngả vàng. Thịt qủa chín màu vàng nhạt, vị ngọt, rất thơm, hạt rất nhiều.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mít được trồng khắp các tỉnh ở Việt Nam. Còn thấy cả ở Lào, Campuchia. Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Quả non luộc làm rau ăn. Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng.

Dùng làm Thuốc, thường người ta chỉ hay dùng lá mít tươi. khi dùng đến mới hái. một số nơi dùng gỗ mít làm Thuốc an thần. dùng gỗ tươi hay khô.

Thành phần hóa học

Trong toàn cây và lá có chất nhựa mủ màu trắng, khô rất dính. trong múi mít khô có 11- 15% đường, (fructoza, glucoza), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,60% protit, 1-2% muối khoáng bao gồm canxi (18mg%) phôtpho (25mt%), sắt (0,4mg%), caroten (0,14mg%), vitamin b2 (0,04mg%), vitamin c (4 mg%).

Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% protit 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. ngoài ra trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột nên ăn mít dễ bị đầy hơi, trung tiện nhiều.

Năm 1990, một số nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng hạt mít chữa bệnh SIDA.

Trong gỗ mít có những hợp chất flavon như artocarpin, isoartocarpin, artocarpetìn, artocarpanon, xyanomaclurin và xycloartocarpin.

Công dụng và liều dùng

Lá mít làm Thuốc lợi sữa cho trâu, bò, dê lợn và người. phụ nữ đẻ ít sữa dùng lá mít nấu uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa. ngày dùng 30 đến 40g lá tươi.

Gỗ và lá mít còn được dùng làm Thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những trường hợp co quắp: mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước. nước sẽ vẩn đục do chất gỏ và nhựa mít. uống thứ nước đục này. ngày dùng từ 6 đến 10g gỗ mít mài như trên.

Có người còn dùng lá mít chữa ỉa chảy, táo bón, ăn không tiêu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocphunu/mit/)
Từ khóa: mít

Chủ đề liên quan:

lợi sữa thuốc lợi sữa

Tin cùng nội dung

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là điều bà mẹ nào cũng mong muốn, để mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho con. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mẹ có thể bị ít sữa, mất sữa, tắc sữa sau khi sinh. Con không đủ sữa bú, quấy khóc, ốm yếu, tăng trưởng kém…. Những lúc như vậy, mẹ cần vững vàng tâm lý để có thể tiếp tục nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và lấy lại dòng sữa dạt dào nhanh chóng.
  • Cây mướp được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam. Thường chỉ để lấy quả luộc hay xào nấu để ăn. Rất ít người dùng làm Thuốc.
  • Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày (đơn ghi trong Hoà hán dựơc ứng dụng phương). Xưa kia Nhật Bản có ra một số biệt dược lợi sữa
  • Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
  • Mang thai và sinh con là thiên chức vô cùng thiêng liêng của phụ nữ, tuy nhiên, trong hành trình ấy, người mẹ cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, thậm chí stress, trầm cảm sau sinh. Một trong những vấn đề đó là làm thế nào để đủ sữa cho con bú.
  • “Ngọt nào sánh được sữa mẹ hiền; Nuôi con dù là khổ triền miên; Ân đức bao la như trời biển; Công lao bát ngát tựa đất liền”.
  • Cá diếc còn có tên khác là tức ngư, phụ ngư Carassius auratus L. họ cá chép (Cyprinidda). Cá diếc là loại cá nước ngọt thịt trắng thơm ngon bổ lành, giàu dược tính.
  • Mướp dường như sinh ra là để dành cho mùa hè và cho các mẹ bầu. Đó là bởi vì tính mát, bổ lại có vô số công dụng tốt cho phụ nữ mang thai và sản phụ vừa sinh con.
  • Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY