Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Những lưu ý khi bị trào ngược dạ dày - thực quản

Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 15% trong dân số nhưng xu thế ngày càng tăng do những thay đổi về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt.

Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp và ung thư hóa.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân gây hội chứng (TNDD-TQ) nhưng có một số yếu tố thuận lợi làm cho hội chứng này xuất hiện. Có thể do gene vì qua tổng kết cho thấy ở một số gia đình có nhiều người cùng mắc chứng TNDD-TQ. Động tác co thắt thực quản chủ yếu là do hệ thống cơ thắt dưới thực quản đảm đương chủ yếu (phía trong là cơ tròn, phía ngoài là cơ vân) làm cho thực quản co bóp nhịp nhàng, mỗi khi nuốt thì chúng giãn ra, hết nuốt là chúng co lại và đóng kín để không cho dịch vị và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên. Khi hệ thống cơ này bị rối loạn do tác động cơ học như: viêm, loét, u, đặt ống thông dạ dày hoặc do rối loạn hệ thần kinh thực vật thì sẽ xuất hiện hội chứng trào ngược. TNDD-TQ cũng có thể do thoát vị hoành, bệnh xơ cứng bì. Một số loại thức ăn hàng ngày nếu kéo dài và lặp lại nhiều lần cũng có thể gây nên hội chứng TNDD-TQ như: thức ăn có nhiều mỡ, nhiều gia vị, nhất là các loại gia vị cay nhiều (ớt, hạt tiêu, bồ tạt), hành, bạc hà hoặc một số thực phẩm có khả năng làm giảm trương lực cơ trơn như: caffein, sôcôla, nước giải khát có gas. Một số người ăn quá nhiều loại gia vị này làm cho rối loạn co bóp của thực quản, dạ dày và các hệ thống tiêu hóa khác.

Trào ngược dạ dày - thực quản có thể gây các biến chứng nặng nề.

Người ta thấy có những trường hợp béo phì, ít vận động hoặc ăn xong là nằm ngay gây khó khăn cho việc nhào trộn thức ăn cũng gây nên hội chứng TNDD-TQ. Những người uống nhiều bia, rượu hoặc nghiện Thu*c lá cũng có nguy cơ cao mắc chứng TNDD-TQ. Bởi vì rượu, bia hoặc chất nicotin đều có tác động mạnh vào niêm mạc thực quản, gây viêm và gây tăng tiết dịch vị (dạ dày). Ngoài các yếu tố trên thì TNDD-TQ có thể gặp ở những người dùng một số Thu*c để điều trị một bệnh nào đó như Thu*c an thần, Thu*c chẹn kênh canxi trong điều trị bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng chính thường gặp là ợ nóng với cảm giác nóng rát ở vùng ngực sau xương ức, từ thượng vị lan lên cổ và họng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn và khi ở tư thế khi cúi gập người hoặc khi nằm và thường tăng lên về đêm. Do vậy, nhiều người cho rằng mình bị viêm loét - tá tràng, viêm thanh quản, hen...

Nóng bỏng sau xương ức: Cảm giác nóng, đau ở thượng vị lan lên ngực, sau xương ức. Thường xảy ra sau bữa ăn hoặc cúi mình về phía trước, lúc nằm ngửa. Ăn vào có thể làm triệu chứng kéo dài, nặng thêm như khi ăn nhiều mỡ, uống cà phê, ăn sôcôla. Ban đêm bị đau, khó chịu nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ.

Ợ chua: Dịch trào ngược có thể ứa lên miệng vị chua. Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Các biểu hiện ở tai - mũi - họng: Họng rối loạn cảm giác thường có, làm bệnh nhân mô tả đủ kiểu, lo lắng vì dai dẳng. Cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật hoặc vướng. Vị trí ở giữa sau xương ức hay yết hầu hoặc chỉ một bên cổ, đôi khi lan lên tai, họng mất cảm giác, khi nuốt nước bọt vào thì hết. Nuốt khó, nuốt đau, nếu có kèm theo nghẹn thức ăn thì gợi ý có hẹp thực quản. Biểu hiện ở thanh quản: có khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh, thường ho nhiều

Các biểu hiện ở phổi: Khó thở ban đêm: Do hít phải dịch axit vào phế quản ít gặp nhưng nặng.

Đau ngực: TNDD-TQ là nguyên nhân thông thường nhất của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm, đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên, đau giảm khi uống Thu*c kháng acid. Đau giống như cơn đau thắt ngực.

Ngoài ra còn có các biểu hiện không điển hình và hiếm gặp: ợ, nấc từng đợt.

Chủ yếu dựa vào lâm sàng qua hỏi kỹ triệu chứng chức năng trong bệnh sử. Nội soi dạ dày: xác định được tổn thương của viêm thực quản, phân loại mức độ viêm để có hướng xử trí.

Về điều trị, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có chỉ định cụ thể. Tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, có thể phối hợp các phương pháp sau đây:

Làm giảm độ acid của bằng các Thu*c kháng acid (làm trung hòa acid trong dạ dày), các Thu*c kháng H2 (làm giảm tiết acid ở dạ dày) và các Thu*c ức chế bơm proton (làm giảm tiết acid tốt nhất, duy trì độ pH của trên 4). Người ta khuyến cáo nên dùng Thu*c ức chế bơm proton ngay từ đầu, chi phí điều trị cao nhưng bù lại có thể làm giảm triệu chứng nhanh nhất và giảm được số lần phải tái khám.

Khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, có thể sử dụng các phương pháp điều trị xâm hại tối thiểu như: điều trị bằng nhiệt độ cực thấp, cắt niêm mạc nội soi, điều trị bằng laser hay sóng cao tần. Cần lắm mới phải làm phẫu thuật khâu gấp đáy vị của dạ dày quanh đoạn dưới để tăng cường cho cơ thắt dưới thực quản, chống trào ngược. Trong các trường hợp Barrett với loạn sản nặng hay ung thư thực sự, cân nhắc khả năng cắt bỏ phần lớn thực quản.

Bên cạnh việc dùng Thu*c thì việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý TNDD-TQ.

Thay đổi lối sống bằng cách: Bỏ Thu*c lá, rượu bia, cà phê, các thức ăn và gia vị cay chua; Tránh cúi gập người, tránh vận động hoặc đi nằm ngay sau khi ăn; Cố gắng giảm cân nếu bị béo phì; Tránh mặc quần áo bó sát, thắt lưng quá chặt; Ngủ nằm đầu cao bằng cách kê cao đầu giường khoảng 15 - 20cm; Tránh ăn quá no, nên chia ra nhiều bữa nhỏ.

ThS.BS. Quốc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-khi-bi-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-n166571.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY