Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Những lưu ý trong chế độ ăn bổ sung của trẻ

Ăn bổ sung, hay ăn sam, ăn dặm, được định nghĩa là cho trẻ ăn những thức ăn khác, bổ sung cho sữa mẹ.

Theo WHO, thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, tức 180 ngày.

1. ăn bổ sung là gì?

Một số trường hợp, đặc biệt như trẻ không tăng cân bình thường, mặc dù vẫn được bú mẹ đầy đủ, hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên, nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú, chậm lên cân, đe dọa suy dinh dưỡng hoặc đã suy dinh dưỡng, hoặc mẹ có bệnh lý không cho con bú được, mà trẻ không chịu bú sữa công thức và chậm lên cân, có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4, vì về S*nh l* lúc này, trẻ đã đủ khả năng tiêu hóa các thành phần của bữa bột.

Thức ăn bổ sung truyền thống ở Việt nam, thường là bột gạo hoặc cháo gạo nấu với thịt, trứng, rau, vân vân. Gần đây, một số có thể là sữa bột, với thành phần gần trùng với sữa mẹ, sữa công thức, hoặc các loại bột ngũ cốc mặn ăn liền. Tuy nhiên, để đảm bảo đa dạng thực phẩm, nên cho trẻ ăn bổ sung bằng bột tự nấu, với các thực phẩm tươi, như thịt, trứng, sữa, cá, rau quả, vân vân.

Sự phát triển của trẻ sau 6 tháng tuổi trở đi, phụ thuộc rất nhiều vào cách cho ăn bổ sung. Trên thực tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 6 tháng đến 2 tuổi, tăng nhanh nhất so với các độ tuổi khác, mà nguyên nhân chính là do, thực hành cho trẻ ăn bổ sung chưa hợp lý.

Đến tròn 6 tháng, năng lượng từ sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450kcal mỗi ngày, trong khi nhu cầu của trẻ vào khoảng 700kcal mỗi ngày. Vì thế, trẻ cần phải được ăn bổ sung để bù đắp năng lượng thiếu hụt, và khi trẻ lớn dần, số bữa ăn bổ sung và lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng cần tăng lên, nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Từ 6 đến 12 tháng, lượng vi chất, các vitamin A, D, sắt, kẽm, vân vân, trong sữa mẹ đều giảm, nguồn dự trữ sắt không còn. Nếu chỉ bú sữa mẹ đơn thuần, trẻ sẽ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng. Thực phẩm bổ sung sẽ cung cấp lượng vi chất thiếu hụt này, giúp trẻ phòng chống được các bệnh thiếu vitamin A và khô mắt, thiếu máu do thiếu sắt.

2. Thế nào là ăn bổ sung đúng cách?

ăn bổ sung đúng cách, là bắt đầu cho ăn từ khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3 đến 4 lần, ăn thêm đủ số bữa, từ 2 bữa tăng dần lên 3 đến 4 bữa khi gần 1 tuổi, và bột hoặc cháo được nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp chất bột: sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp, gây đặc khó ăn vì có gluten, ý dĩ, hạt sen, đậu xanh, vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu. Với trẻ trên 1 tuổi, nên đa dạng thực đơn bổ sung như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa, bánh mỳ nhúng sữa, vân vân, để trẻ hào hứng với bữa ăn, tránh gây biếng ăn do phải ăn mãi một món.

Nhóm cung cấp chất đạm: Khi mới bắt đầu tập ăn bổ sung, nên dùng thịt nạc lợn, gà, lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu. Tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua, vân vân. Tháng thứ 8 trẻ cần ăn đa dạng hơn, không nên kiêng khem, chỉ cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trẻ trên 1 tuổi nên cho ăn trứng gà toàn phần, ăn hàng ngày nếu trẻ thích, vì là nguồn chất đạm động vật và chất béo ngon, bổ, rẻ, và vì đa số trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu, trừ những bệnh lý về gene.

Nhóm cung cấp chất béo: Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng, và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu, như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương, vân vân. Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, mỡ gà, mỡ lợn, vân vân, với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1, khác với người trưởng thành là 2:1. Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật, đậu nành, mè, oliu, vân vân, riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1 đến 2 lần mỗi tuần, để tránh vàng da do thừa caroten. Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi, vân vân. Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu hoặc mỡ, và phải đủ lượng lượng: Khi bắt đầu ăn bổ sung, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu hoặc mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5 đến 10ml mỗi bữa, theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh, củ và quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột hoặc cháo, khiến đậm độ năng lượng thấp: bắt đầu ăn bổ sung nên cho 1 thìa, sau tăng lên 2 đến 3 thìa trên 1 là đủ. Nếu trẻ táo bón, có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Với trẻ thừa cân, béo phì, cần tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng khẩu phần. Lưu ý, không nên dùng nhiều loại rau xanh, củ quả trong 1 bữa bột, khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.

3. Để đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung ngon miệng và hấp thu tốt, cần:

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Tránh những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn, vân vân, trong các bữa chính.

- Thay đổi các loại thức ăn và đổi món trong các bữa ăn, hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn và những món trẻ thích.

- Trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau ốm hoặc bệnh, cần được bồi dưỡng bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức, trong trường hợp không được bú mẹ, trứng, thịt, cá, vân vân, giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.

- Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả, để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

4. Các nguyên tắc chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ:

- Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate, có nhiều trong thức ăn nguồn động vật, hải sản, sữa, vân vân.

- Sạch và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh, hoặc các sinh vật có hại khác, không có các hoá chất có hại hoặc chất độc, không nên cho trẻ ăn thịt cóc, thịt cá nóc, hay những thực phẩm có khả năng có độc chất, như nấm không rõ nguồn gốc, không có xương hoặc các miếng cứng, có thể gây tổn thương cho trẻ.

- Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn, trẻ thích.

- Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.

- Cần lưu ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp, và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn. Tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường, làm hỏng răng, và có giá trị dinh dưỡng thấp, như nước có gaz, kẹo kem, vân vân, dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

5. Những sai lầm các bà mẹ hay mắc, trong chế độ ăn của trẻ biếng ăn:

- Không tăng số bữa ăn cho trẻ, mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường, ít đạm, dầu mỡ, khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng, lại bị thiệt thòi về chất.

- Không cho quá ít dầu mỡ vào bột cháo, gây thiếu năng lượng.

- Kiêng không cho ăn cá, tôm, cua, vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ bị ho, tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp dị ứng với cá, tôm, cua, gây tiêu chảy ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh, tỷ lệ rất thấp.

Tiến sĩ, bác sĩ: Phan Bích Nga.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-trong-che-do-an-bo-sung-cua-tre-n66119.html)

Tin cùng nội dung

  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY