Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Những lưu ý về hiện tượng chuyển dạ sản phụ cần biết

Hiện tượng chuyển dạ được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu những ngày tháng mang nặng đẻ đau chuẩn bị kết thúc để chào đón sinh linh mới ra đời. Đây là thời điểm chứa đựng nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là với bà mẹ sinh con đầu lòng. Vậy hiện tượng chuyển dạ như thế nào? chuyển dạ có hiện tượng gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Hiện tượng chuyển dạ kéo dài trong bao lâu

Hiện tượng chuyển dạ là quá trình S*nh l* làm cho thai nhi, phần phụ thai (gồm bánh nhau, màng ối, dây rốn) sẽ được đưa khỏi đường Sinh d*c người mẹ. Đây có thể xem là sự phối hợp giữa những chu kỳ cơn gò tử cung, sự xóa mở ở cổ tử cung, từ đó thai, nhau sẽ được sổ ra ngoài.

Thời gian của hiện tượng chuyển dạ sắp sinh tùy vào thể trạng của từng thai phụ cũng như nhiều yếu tố khác như lực co bóp của cơn gò, tiểu khung chậu của mẹ, ống Sinh d*c hay ngôi thai, kích thước của đầu thai. nếu trường hợp sản phụ sinh con so, cổ tử cung sẽ mở chậm, tầng sinh môn khi sinh con đầu lòng vẫn còn rắn chắc nên thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn so với sản phụ sinh con rạ, trung bình từ 16 đến 24 giờ.

Thêm vào đó, thời gian kéo dài từ hiện tượng chuyển dạ đến khi sinh cũng một phần là tâm lý của bà bầu, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sinh con so, các bà mẹ dễ rơi vào trạng thái lúng túng, bỡ ngỡ, không biết phải làm gì, một số trường hợp cũng không biết cách thở, rặn sinh thế nào để các cơn gò hiệu quả hơn, vì thế đòi hỏi cần nhiều thời gian, tốn sức lực nhiều hơn. khi đó, nếu một cuộc chuyển dạ bị kéo dài quá lâu sẽ sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. vì vậy, tự trang bị trước các kiến thức cần thiết nhằm chủ động với những tình huống xảy ra khi có dấu hiệu chuyển dạ là vô cùng cần thiết cho sản phụ.

Nhận biết hiện tượng đau bụng chuyển dạ

Mẹ bầu có thể nhận biết hiện tượng chuyển dạ khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

Bung nhớt hồng

Trong thời gian mang thai, ngay tại vị trí chỗ nối cổ tử cung, *m đ*o luôn có nút nhầy vững chắc. và bên cạnh cơ thành tử cung, màng ối, nút nhầy cũng được xem là một hàng rào chắn, giúp bảo vệ thai nhi và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như các tác động cơ học nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến buồng ối. vì thế, khi thấy cổ tử cung có dấu hiệu mở ra, nút nhầy bị bung và thoát ra cửa ngoài *m đ*o một chút nhầy nhớt, màu hồng. đây là dấu hiệu thời khắc chuyển dạ bắt đầu.

Xuất hiện những cơn gò tử cung

Khi bước vào cuối của thai kỳ, sản phụ sẽ cảm nhận các cơn trằn diễn ra ở khắp bụng khi di chuyển, cử động mạnh. cảm giác này đa phần sẽ diễn ra ngắn, thưa thớt, không gây ra đau đớn rõ rệt, không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung, vị thế thai nhi.

Khi sản phụ mang bước vào tuần 38 - 40, những cơn gò rõ ràng hơn và cùng với đó là những chu kỳ tăng dần cả cường độ lẫn tần số. ở trong cơn, sản phụ có cảm giác đau nhiều, lan tỏa khắp ở vùng bụng căng cứng. kết hợp cách thở, rặn sinh hiệu quả của sản phụ sẽ chính là động lực giúp cho quá trình chuyển dạ tốt hơn, tống thai nhi ra ngoài.

So với việc sinh con ở những lần sau, hiện tượng chuyển dạ sinh con so, sản phụ sẽ thường chịu nhiều đau đớn do những cơn gò tử cung nhiều hơn. tầng sinh môn, cổ tử cung ở sản phụ chưa sinh lần nào sẽ thường vững chắc. do đó, những cơn gò cần đạt hiệu quả cường độ, thời gian kéo dài và tần suất xảy ra các cơn mới đảm bảo xóa mở cổ tử cung, tống thai ra ngoài.

Bị chảy nước ối

Dưới tác động cơn gò tử cung, áp lực từ trong buồng tử cung sẽ tăng lên đến đỉnh điểm, đầu thai cũng sẽ di chuyển xuống và tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng, tại vị trí tiếp giáp vòng cổ tử cung, đây là khu vực mà màng ối mỏng nhất và dễ vỡ. Khi màng ối bị vỡ, sẽ có một lượng nước ối từ trong buồng tử cung chảy ra bên ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hoặc đầu thai nhi đi xuống thấp chèn vào, nước ối bị ngăn chặn hoàn toàn và chỉ chảy rỉ rả.

Khi đó, vỡ ối cũng sẽ là tác nhân làm cho các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện nhiều, trở nên dồn dập. mặt khác, nếu đến này dự sinh mà thai thi chưa có cơn gò, lúc này bác sĩ sẽ dùng phải thủ thuật bấm ối, chủ động tác động để màng ối vỡ, chảy nước ối ra, kích thích các cơn gò chuyển dạ tự nhiên.

Đau lưng kèm theo chuột rút

Từ tuần thai thứ 37 hoặc 38, sản phụ thường xuyên gặp tình trạng bị chuột rút, các cơn đau lưng xảy ra với tần suất liên tục, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn. đặc biệt hiện tượng chuyển dạ sắp sinh với những mẹ sinh lần đầu thì khi ở giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ khớp ở xương chậu, tử cung sẽ kéo dãn ra để chuẩn bị cho bé chào đời, điều đó khiến cho mẹ luôn có những triệu chứng đau lưng, chuột rút, mệt mỏi. trường hợp chuột rút, đau lưng nhiều, có cảm giác không thể chịu được thì sản phụ nên đến viện ngay bác sĩ có thể khám, theo dõi, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho mẹ.

Dịch nhầy ở *m đ*o thay đổi màu sắc, độ kết dính

Thông thường, vài ngày trước khi sinh, sản phụ sẽ thấy vùng *m đ*o tiết dịch nhiều hơn, đặc hơn một chút, đó là dấu hiệu hiện tượng chuẩn bị chuyển dạ. nguyên nhân là do chỗ nút nhầy có tác dụng bịt cổ tử cung ngăn ngừa viêm nhiễm bị bong ra trong tử cung. dấu hiệu này được gọi là “máu báo sắp sinh”, đó là tín hiệu tốt cuộc vượt cạn sẽ sắp bắt đầu. tuy vậy, nếu như những cơn co thắt vẫn chưa diễn ra, tử cung chưa có hiện tượng nở được 3-4 cm, sản phụ có thể sẽ phải chờ thêm vài ngày nữa.

Khi nào nên cần sự trợ giúp của bác sĩ

Khi gần tới hiện tượng chuyển dạ, bác sĩ sẽ đưa ra cho sản phụ những lời khuyên, những điều cần làm khi những cơn co thắt thường xuyên diễn ra. ví dụ khi những cơn co thắt 5 phút lại diễn ra và kéo dài trong 1 tiếng, cần phải gọi ngay bác sĩ chuyên môn. khoảng cách của tất cả các cơn co thắt thường sẽ không diễn ra giống nhau nhưng mật độ diễn ra khá dày đặc thì đó là lúc sản phụ cần phải thông báo cho bác sĩ.

Ngoài ra nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì sản phụ cần lưu ý và nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ:

    Thấy có hiện tượng máu hay dịch *m đ*o và có lẫn máu tươi, không phải có màu nâu, hồng nhạt

Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng chuyển dạ mà thai phụ cần biết và lưu ý để có thể nhận biết những dấu hiệu sắp sinh. từ đó, có được hướng xử lý cũng như cách ứng phó phù hợp.

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/nhung-luu-y-ve-hien-tuong-chuyen-da-san-phu-can-biet-347633)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Con người có thể tỉnh táo khi bị bóng đè, nhưng các cơ vẫn ở trạng thái nghỉ ngơi, khiến chân tay không cử động được.
  • Mỗi lần căng thẳng, khi ngủ anh của em thường rơi vào tình trạng muốn thức dậy nhưng không dậy được. Xin hỏi anh ấy bị gì, làm sao khắc phục?
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY