Dinh dưỡng hôm nay

Những mẹo đơn giản làm giảm độ mặn của thực phẩm khi chế biến món ăn chị em cần phải biết

Chắc chắn không ít lần bạn lỡ tay nêm nếm quá đà nên món ăn bị mặn. Chị em hãy cùng bỏ túi ngay mẹo làm giảm độ mặn vô cùng hiệu quả và đơn giản dưới đây nhé.

Đây là những mẹo làm giảm độ mặn ai cũng cần biết để món ăn vẫn đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon nhất.

1. Thêm nước

Thêm nước là cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng để chữa mặn các món ăn. Lưu ý, cách này chỉ áp dụng với những món ăn có nhiều nước như canh, súp,…

Bằng cách cho thêm một lượng nước vừa phải sẽ giúp trung hòa lại vị mặn của món ăn. Tuy nhiên, bạn nên nêm thêm các loại gia vị khác như bột ngọt, hạt nêm để thức ăn thêm đậm đà.

2. Dùng giấm gạo hoặc chanh

Một trong những mẹo làm giảm độ mặn món ăn là cho thêm chanh hoặc giấm gạo. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt nước cốt chanh, hay chế từ một ít giấm gạo để giảm bớt vị mặn của món kho, hầm hay canh,… mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với các món ăn có dùng sữa để chế biến thì không dùng chanh hay giấm gạo để chữa mặn vì nếu cho chúng vào, sữa sẽ bị kết tủa.

3. Sử dụng sữa chua không đường

Nếu bạn đang lo lắng vì món ăn có sữa, pho mai, kem tươi hay cà ri béo,… bị mặn mà bạn không thể dùng chanh hay giấm thì bạn có thể dùng sữa chua không đường. Chỉ cần nêm nếm một lượng vừa đủ sữa chua nguyên chất không đường vào sẽ giúp món ăn giảm đi vị mặn đáng kể.

Lưu ý là chỉ nên dùng sữa chua không đường. Vì nếu dùng sữa chua có đường, sữa chua trái cây thì sẽ hỏng mất vị của thức ăn.

4. Cà chua

Bạn cũng có thể chữa cháy các món ăn bị mặn bằng cách cắt lát cà chua rồi cho vào món ăn. Ngâm trong đó khoảng 20 phút. Vị chua tự nhiên của cà chua sẽ giúp trung hòa vị mặn của món ăn. Tuy nhiên, do vị chua của quả cà chua khá nhẹ nên chỉ áp dụng được với những trường hợp món ăn không bị quá mặn.

5. Dùng khoai tây sống

Một trong những cách chữa mặn cho các món chiên hiệu quả là dùng khoai tây sống. Khi món ăn bị mặn, đặc biệt là các món chiên, bạn không thể thêm nước, dùng chanh hay giấm thì việc sử dụng một củ khoai tây là hợp lý nhất.

Bạn chỉ cần dùng một củ khoai tây, gọt vỏ rồi cắt thành các lát mỏng, sau đó đặt vào món ăn đã được nấu chín trong khoảng 15 phút. Đến khi bạn dùng món ăn thì vớt các lát khoai tây ra. Cách này sẽ giúp vị mặn của các món ăn lập tức biến mất theo từng lát khoai tây. Ngoài các món chiên, bạn có thể dùng cách này cho các món kho, xào.

6. Dùng lòng trắng trứng

Nếu trong tủ lạnh nhà bạn không có các nguyên liệu chữa mặn đã kể ở trên, bạn có thể dùng lòng trắng trứng. Khi nấu canh hay súp bị mặn, bạn hãy đập 1 hoặc 2 quả trứng tùy thuộc vào độ mặn của món ăn. Sau đó, bạn tách lòng trắng và lòng đỏ trứng ra. Để nguyên lòng trắng trứng và cho vào nồi, để sôi khoảng 5 phút thì bạn vớt lòng trắng trứng ra. Vị mặn của món ăn sẽ vơi đi rất nhiều.

Trên đây là những mẹo nấu ăn hay giúp làm giảm độ mặn của món ăn rất đơn giản và hiệu quả. Các bà nội trợ có thể lưu lại để áp dụng khi cần.

Ngọc Điệp (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-meo-don-gian-lam-giam-do-man-cua-thuc-pham-khi-che-bien-mon-an-chi-em-can-phai-biet-353169.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-meo-don-gian-lam-giam-do-man-cua-thuc-pham-khi-che-bien-mon-an-chi-em-can-phai-biet-353169.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/meo-vat-trong-bep-210/nhung-meo-don-gian-lam-giam-do-man-cua-thuc-pham-khi-che-bien-mon-an-chi-em-can-phai-biet-353169)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY