Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những món ăn là sát thủ của lá phổi bạn cần tránh xa

MangYTe – Trong mùa đại dịch COVID -19, mỗi người hãy biết chăm lo cho cơ thể mình và chăm sóc lá phổi, biết món ăn nào cần cho phổi, món ăn nào gây hại phổi để mà tránh.

Theo BS Võ Viết Sáu, nguyên Chủ nhiệm quân y Lữ đoàn 141, trực thuộc Quân khu 4, thức ăn vào cơ thể là để nuôi dưỡng chúng ta nhưng đôi khi chúng lại trở thành gây hại khó lường. Mỗi một tế bào hay mỗi bộ phận của cơ thể đều có chức năng riêng và chúng cũng cần được nuôi dưỡng bởi những thức ăn khác nhau.

Thức ăn cho não khác thức ăn cho gan, thức ăn cho tim khác thức ăn cho phổi. Vì thế mà trong đông y thường có những bổ phổi, bổ gan, bổ não...

Trong mùa đại dịch COVID - 19, một người biết chăm lo cho cơ thể mình, họ sẽ biết cách chăm sóc lá phổi, biết nào cần cho phổi, nào gây hại phổi để mà tránh.

Ảnh minh họa

Có 4 loại thực phẩm sau đây được cho là không tốt cho phổi:

1. Hải sản đông lạnh:

Các loại cá, bạch tuộc, tôm, cua đông lạnh không nên được sử dụng nhiều. Vì hải sản vốn là món tanh khi ăn lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm. Đờm kết dính lại sẽ khó có thể bài tiết dẫn đến kích thích hệ hô hấp gặp phải các tổn thương đặc biệt là phổi, phế quản.

2. Món ăn cay:

Các loại thực phẩm nhiều gia vị khiến cho bạn sẽ bị ho, tức ngực và gặp phải các triệu chứng thở khò khè nếu như thường xuyên sử dụng.

3. Thức ăn nhiều dầu mỡ:

Phổi vốn là một chiếc máy lọc khí có chức năng thải ra chất độc hại và hít vào không khí trong lành. Ăn nhiều chất béo sẽ tạo gánh nặng cho khí quản và phế quản. Khi các chất béo bám thực quản hay cổ họng gây cản trở việc đào thải bụi bẩn và vi khuẩn ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp như ho, viêm loét thực quản, hen suyễn…

4. Rượu bia, Thu*c lá:

Đây là các thủ phạm lớn nhất gây nên bệnh phổi ở đại đa số mọi người. Các chất kích thích như bia rượu và Thu*c là có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Thu*c lá còn là cơn ác mộng kinh khủng đối với tim và phổi. Người thường xuyên hút Thu*c sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, rượu cũng làm tổn thương khí quản, phế quản và cấu trúc mao mạch phế nang.

5. Một số thức ăn bổ dưỡng:

Những loại thực phẩm bổ dưỡng như đẳng sâm, mạch môn, nhân sâm… cho dù là rất quý và có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng lại không hề phù hợp với người mắc bệnh phổi. Những món ăn siêu bổ dưỡng này có khả năng gây ức chế việc bài tiết chất đờm dẫn đến rối loạn chức năng hệ hô hấp. Trong nhiều trường hợp còn làm tăng sức ảnh hưởng của các triệu chứng tại phổi.

Đã từng có không ít bệnh nhân ung thư phổi sau khi dùng đẳng sâm tưởng để nâng cao sức khỏe nhưng cuối cùng họ đã khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.

Vậy món ăn gì tốt cho phổi?

Đó là các loại thực phẩm như gừng, súp lơ, tỏi, cà phê, trà xanh, trái cây và rau củ quả màu cam, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, nghệ, táo, cá hồi, nho, hành lựu, nước tinh khiết.

Ngân Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-mon-an-la-sat-thu-cua-la-phoi-ban-can-tranh-xa-2020033017271525.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Người bị đau dạ dày thường đau vùng bụng trên rốn, kèm theo cảm giác cồn cào.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY