Dinh dưỡng hôm nay

Những món côn trùng chiên của Thái Lan khiến du khách “sợ tái mặt”

Từ châu chấu, nhộng tằm tới nhện, bọ cạp đều được chiên giòn, nêm gia vị để trở thành đồ ăn vặt bán cho khách du lịch ở khu Khaosan. Những món côn trùng này khiến không ít du khách sợ chạy mất dép.

Các loài được tẩm ướp gia vị rồi chiên vào chảo mỡ cho giòn tan và mùi thơm béo ngậy khá hấp dẫn.

Đối với những người dân Thái Lan thì côn trùng chiên là một món ăn khoái khẩu nhưng lại là món ăn kinh dị với du khách nước ngoài.Những món ăn chế biến từ côn trùng là một thực phẩm tuyệt vời và thịnh hành ở Thái Lan.Đối với khách du lịch đến Thái Lan, ban đầu họ thường kinh sợ khi chứng kiến những con côn trùng sống được chế biến chín.Thậm chí nhiều người còn rùng rợn và nôn tháo khi đưa những con gián chiên giòm rụm hay con sâu béo tròn mũm mĩm vào miệng. Tuy nhiên, với sự tò mò cùng hương vị hấp dẫn, ăn thử và cuối cùng là bị mê hoặc, nhất là nam giới.Trước đây, việc dùng côn trùng để làm thức ăn chỉ phổ biến ở các tỉnh Đông bắc nghèo của Thái Lan. Nhưng cùng với làn sóng người di cư từ nông thôn ra thành phố trong thời kỳ bùng nổ kinh tế cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, những món ăn chế biến từ côn trùng được họ mang theo.Đa phần côn trùng tiêu thụ ở đất nước du lịch này đều có nguồn gốc từ Campuchia. Vào mùa mưa, có rất nhiều loại côn trùng.Các khu chợ Thái Lan bày bán la liệt với nhện xào, dế trời, dế cơm chiên tẩm ớt, cà cuống rán vàng...Những người dân làm nghề buôn bán và chế biến món ăn từ côn trùng có thể thu được nguồn lợi khá lớn, đặc biệt là vào những mùa du lịch.Hầu hết các món côn trùng đều được chiên giòn, ướp thêm một vài gia vị khác như mưới, ớt, sả… để kích thích vị giác cũng như nhìn bắt mắt hơn. Chúng được bán trên các quầy hàng đặc sản côn trùng lưu động ở mọi con phố hay trong những khu vui chơi, giải trí.Nhiều loại côn trùng được những người kinh doanh sử dụng để làm món ăn như dế, châu chấu, gián, bọ cánh cứng, sâu tre và trứng kiến… nhưng loại côn trùng được ưa chuộng nhất là châu chấu.Người ta thường bắt châu chấu chất lượng tại những cánh đồng bắp vì chúng thường ăn bắp. Do ăn bắp nên trong dạ dày của chúng có đường, vì thế khi chiên, châu chấu có vị rất ngon. Khi chiên, châu chấu cũng có mùi thơm hơn các loài côn trùng khác.

Theo Thảo Nguyên/Kiến thức

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-mon-con-trung-chien-cua-thai-lan-khien-du-khach-so-tai-mat/20191212080645734)

Tin cùng nội dung

  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY