Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những người khiếm thị trong khu cách ly

MangYTe - Việc sinh hoạt của người khiếm thị trong khu cách ly gặp nhiều bất tiện, đòi hỏi sự quan tâm tận tình của đội ngũ y tế để vượt qua những trở ngại ban đầu.

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 1.

Tại phòng 305 khu cách ly tập trung tại Đại học Hải Dương có 4 người đàn ông khiếm thị, trong đó anh T là trường hợp đặc biệt nhất, "gà trống nuôi con".

Tâm sự với PV Báo Gia đình & Xã hội, anh T cho biết vợ anh cũng là người khiếm thị nhưng bị cách ly trước nên giờ cháu nhỏ ở cùng anh: "Trẻ con hiếu động, tôi lại không thể giám sát được, vì vậy mọi người trong phòng cùng tìm ra các trò chơi hay kể chuyện để đảm bảo cháu không chạy ra ngoài hoặc quấy khóc khi không có mẹ ở đây".

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 2.

Anh T đang chơi đùa cùng con trai trong phòng cách ly. Ảnh: Trung Sơn

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 3.

Anh Lê Thanh Lãm (Đội trưởng đội tình nguyện) chia sẻ về trường hợp đặc biệt của khu cách ly: "P305 có 4 người đàn ông từ hội người mù của tỉnh Hải Dương và một cháu bé. Chúng tôi phải cắt cử các tình nguyện viên thường xuyên thăm hỏi và giúp đỡ nếu cần, có người thì xin thêm khẩu phần ăn, có người cần trợ giúp vệ sinh cá nhân…"

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 4.

P305 là căn phòng nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ y tế. Ảnh: Trung Sơn

Vừa xoay những ô rubik, một người đàn ông khác là Q. vừa chia sẻ, ban ngày anh vẫn tự dò dẫm được nhà vệ sinh, tuy nhiên đến đêm thì tầm nhìn khó hơn. May có con gái lớn đang học lớp 5 cách ly cùng phòng nên có thể giúp đỡ bố những lúc cần.

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 5.

Niềm vui của anh Q trong phòng cách ly là chiếc rubik mượn được của cháu trai. Ảnh: Trung Sơn

Cùng hoàn cảnh, ông H. gặp khó khăn khi muốn liên lạc với nhân viên y tế, phải chờ đến khi có người hỏi thăm mới dám nói nhỏ: "Suất ăn có thể xin thêm được không?"

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 6.

Nhân viên y tế vận chuyển cơm trưa vào khu cách ly. Ảnh: Trung Sơn

Thông tin nhanh về tình hình tại khu cách ly trường Đại học Hải Dương, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Hải Dương cho biết, hằng ngày các cán bộ y tế phân loại người xuống cách ly, xếp phòng, đo nhiệt độ hàng ngày, có những trường hợp ốm đau thì cần xử lý.

Trong trường hợp có bệnh nhân trong khu cách ly dương tính, bệnh nhân khác trong phòng cần lập danh sách để cách ly riêng từ thời điểm tách bệnh nhân. Phòng cách ly đó sẽ được khử khuẩn và tiêu hủy toàn bộ đồ đạc.

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 7.

Người dân ra sân cách ly trò chuyện nhưng vẫn giữ khoảng cách (Ảnh: Trung Sơn).


Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 8.

Khử trùng phòng bệnh sau khi người bệnh dương tính chuyển đi. Ảnh: Trung Sơn

Ông Thịnh cho biết thêm, hiện tại có 248 trường hợp F1 đang cách ly tại đây. Sau khi có 3 ca dương tính vừa chuyển đi sáng nay, thì F2 đẩy lên F1, còn F1 phải cách ly tập trung.

Những người khiếm thị trong khu cách ly - Ảnh 9.

Nhân viên y tế thăm hỏi trò chuyện cùng người khiếm thị trong khu cách ly. Ảnh: Trung Sơn

Được biết, ngoài 10 sinh viên tình nguyện đang có mặt tại khu cách ly, trong hôm nay sẽ có thêm 5 sinh viên tăng cường.

Kim Dung - Trung Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nhung-nguoi-khiem-thi-trong-khu-cach-ly-20210202154637858.htm)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY