Kinh tế xã hội hôm nay

Những người “thắp đèn” giữa quần đảo Trường Sa

MangYTe - Quần đảo Trường Sa có 9 ngọn hải đăng - 9 “mắt thần” đặc biệt giúp tàu thuyền từ đất liền ra khơi xác định được phương hướng cũng như tránh trú bão. Để duy trì nguồn sáng trên biển là sự hy sinh thầm lặng của đội nhà đèn. Họ là những người mặc đồ dân sự và hiếm khi nào chạy ra cầu tàu đón đoàn. Thế nhưng giữa chiếc bàn nhỏ với ấm trà ủ sẵn, khách cất lời chào, chủ đã mở lòng ấm nóng…

Hải đăng đá tây trên đảo chìm đá tây thuộc (huyện trường sa, tỉnh khánh hòa). ảnh: cao tuân

"Hải đăng mình đấy, nhà mình đây rồi…"

"nếu đi biển gặp trời tối, chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng là cảm thấy yên tâm đánh bắt. những ghe tàu của ngư dân bị mất định vị, lạc trôi lúc nửa đêm chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của hải đăng giữa trùng khơi là vui mừng thốt lên: hải đăng mình đấy, nhà mình đây rồi…", anh nguyễn hoài long, một ngư dân giới thiệu với chúng tôi về hải đăng an bang nằm sừng sững giữa (tỉnh khánh hòa).

Để hải đăng luôn sáng giúp tàu thuyền qua lại an toàn trên biển, những người gác đèn phải làm việc cả ngày lẫn đêm ở trạm. ở có 9 trạm hải đăng được xây dựng trên các đảo đá lát, trường sa lớn, đá tây, an bang, tiên nữ, sinh tồn, nam yết, sơn ca, song tử tây do tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam quản lý. mỗi trạm thường có 4-6 người, thay nhau túc trực 24/24h. hàng ngày, vào thời gian quy định cụ thể, những công nhân gác đèn lại thông tin về đất liền các hoạt động của tàu thuyền trong khu vực cũng như sự thay đổi của thời tiết trên biển để trung tâm ở đất liền nắm và có dự báo, cảnh báo kịp thời cho tàu thuyền qua lại khu vực.

Anh Ngô Văn Chương, Trạm trưởng Hải đăng An Bang giới thiệu về vườn rau tăng gia của đội nhà đèn.

Anh ngô văn chương, trạm trưởng hải đăng an bang, người có thâm niên hơn 20 năm gác đèn ở cả 9 hải đăng trên chia sẻ, hải đăng nơi đây chạy điện năng lượng mặt trời và tự động bật tắt khi trời tối. đèn phát ánh sáng trắng, mỗi chu kỳ chớp kéo dài 10 giây. khi năng lượng yếu thì phải dùng máy nổ, máy phát điện vận hành trong mọi điều kiện, kể cả mưa bão kéo dài. nước muối mặn và gió biển cũng dễ làm hư hỏng máy móc nên các anh phải thường xuyên thay nhau làm công tác bảo trì, bảo dưỡng để vận hành hải đăng.

"Công tác bảo quản đèn cũng rất công phu, chúng tôi phải luôn tự bảo quản thiết bị, lau chùi đèn sạch sẽ. Công việc hàng ngày của anh em nhà đèn tuy không nặng nhọc, vất vả nhưng cần sự kiên trì, cẩn thận. Các thiết bị phải được bảo quản hàng ngày, thiết bị sạch thì mới hấp thụ tốt năng lượng và làm cho đèn sáng hơn, tàu thuyền dễ nhận biết hơn dù cách xa cả chục hải lý…", anh Chương tâm sự.

Cũng như cuộc sống của những người lính đảo trường sa, những người gác đèn gắn bó với đảo như quê hương thứ hai của mình. đối với họ, được ra công tác tại thực sự là niềm vinh dự và tự hào. chính vì thế, đa phần những người gác đèn ở trường sa đều muốn gắn bó với quần đảo này. các anh xoay tua từ đèn này sang đèn kia, hết an bang sang song tử, hết đá lát về đá tây. có những người đã xoay tua đến 8, 9 lần qua các đèn trên quần đảo.

Góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo

Anh Vũ Duy Minh, Trạm trưởng Hải đăng Trường Sa vui vẻ khi có khách ở đất liền ghé thăm.

Hơn hai chục năm công tác thì già nửa thời gian anh vũ duy minh (trạm trưởng hải đăng trường sa) ăn tết ngoài đảo xa. anh trải lòng, là nơi có khí hậu rất khắc nghiệt, khi thì gió bão, mưa nhiều, lúc lại khô hạn, vì vậy, cuộc sống và sinh hoạt của nhân viên tại các trạm hải đăng cũng chưa thật đủ đầy.

Cách anh Minh kể chuyện với chúng tôi về cuộc sống xa gia đình, về những thiếu thốn của đội nhà đèn vô cùng nhẹ nhàng, bình dị. Họ nói về công việc đang làm đầy mộc mạc y như cái cách pha sẵn trà chờ khách khi thấy tàu cập bến.

Ban ngày, lính nhà đèn huấn luyện chiến đấu như bộ đội. đêm xuống, họ thức cùng với ánh sáng hải đăng. ngư dân đánh bắt cá hễ thấy ngọn nhấp nháy là lại đùa nhau: "lính nhà đèn vào ca trực rồi".

"nhiều đêm đứng dưới chân nhớ nhà ứa nước mắt. mùa biển lặng còn đỡ, khi biển động sóng lớn, mưa biển trút nước ầm ầm, lúc đó chúng tôi phải thay nhau trèo lên đỉnh để kiểm tra, thay ắc quy. trong bất luận điều kiện nào, không được tắt. bởi đó là ánh sáng của chủ quyền quốc gia trên biển", anh nguyễn đức dư (sn 1986) - người mải mê công việc đến nỗi "quên" lấy vợ chia sẻ thêm.

Đã đón nhiều cái Tết xa nhà, nên khi thấy những chuyến tàu mang quà Tết từ đất liền ra đảo, anh Dư cũng không tránh khỏi giây phút chạnh lòng. Anh tâm sự: "Ai cũng muốn ngày Tết được sum vầy ấm cúng với gia đình, người thân. Nhưng vì nhiệm vụ được giao, anh em chúng tôi đã xác định phải hoàn thành tốt. Được sự quan tâm của các cấp và đơn vị, Tết này anh em chúng tôi đã có thịt lợn, gạo nếp, có gà, vịt, măng, miến đủ cả. Công ty đã cung cấp đầy đủ để anh em đón Tết ngoài đảo đầm ấm nhất".

Giữa ngàn khơi bao la, thợ đèn như con ong chăm chỉ, đang ngày đêm ngày thầm lặng cống hiến tuổi thanh xuân của mình để những ngọn hải đăng sáng mãi. đặc biệt nhất, công việc của các anh đã và đang góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Anh trịnh văn nguyên - thợ nhà đèn từng 8 năm liền đón năm mới nơi ngoài đảo xa nhớ lại: “trong một lần biển động vào cuối năm 1999, một chiếc thuyền của ngư dân thừa thiên huế bị hỏng máy đã trôi dạt nhiều ngày trên biển. giữa giông tố của biển khơi, 15 thuyền viên trên tàu chỉ còn biết cầu mong vào một phép màu nào đó xuất hiện. chiếc thuyền gặp nạn bị hỏng máy trôi dạt từ trường sa qua vùng biển của philippines mới neo lại được. nhận được tín hiệu cầu cứu, nhóm thợ đèn cùng các chiến sĩ trên đảo đã vượt giông bão chạy xuồng máy đi tìm kiếm và may mắn đã tìm gặp và kéo chiếc thuyền này về đến đảo an toàn. khi chúng tôi tiếp cận, dùng dây kéo thuyền của ngư dân, nhiều người trên thuyền gặp nạn đã bật khóc. lúc ấy chúng tôi chỉ biết cố gắng kéo bằng được chiếc tàu về nơi cứu nạn an toàn, mặc cho sóng gió vẫn còn vần vũ”.

Cao Tuân

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nhung-nguoi-thap-den-giua-quan-dao-truong-sa-20200108204303699.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cả tuần này, trời đổ mưa to, mình đã cảm nhận được cái lạnh của những cơn mưa thu và thế là mùa hè đã hết. Thời tiết lúc giao mùa này bao giờ cũng dễ chịu hơn.
  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Thầy nói cho tôi hiểu, tôi sẽ chẳng là ai trên trái đất này nếu như không chịu học, và tôi sẽ là kẻ trắng tay khi một mai, mọi thứ hào nhoáng biến mất.
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY