Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những người Việt muốn hiến một phần phổi cứu sống nam phi công người Anh

(Tổ Quốc) - 2 người gọi điện trực tiếp tới Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) với mong muốn hiến một phần phổi, cứu sống nam phi công người Anh. Một bệnh nhân ch*t não khác do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể hiến tặng phổi như tâm nguyện.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết, mấy ngày vừa qua, đã có rất nhiều người liên hệ với Trung tâm, mong muốn được hiến một phần phổi để cứu sống nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay.

Đó là một cựu chiến binh 70 tuổi, sống ở Tây Nguyên. Ông gọi điện hỏi về cơ hội cứu sống bệnh nhân 91, sẵn sàng hiến tặng lá phổi của mình và nói rằng cần cứu sống người ấy, cho dù là ai đi chăng nữa.

Người thứ 2 là một phụ nữ 40 tuổi. Chị chia sẻ đã nhận được rất nhiều yêu thương, giúp đỡ và may mắn, mong muốn đem những yêu thương đó lan toả và giúp đỡ những người khác.

"Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào? Nếu cũng như thận, chỉ lấy 1 phần phổi thì tôi xin phép đăng ký hiến tặng", chị nói.

Những người Việt muốn hiến một phần phổi cứu sống nam phi công người Anh - Ảnh 1.

Ngoài ra, tại buổi hội chẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam chiều 12/5, các chuyên gia cho biết, có một người ch*t não mong muốn hiến tặng phổi cho bệnh nhân 91, nhưng do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể hiến tặng như tâm nguyện.

Những người Việt muốn hiến một phần phổi cứu sống nam phi công người Anh - Ảnh 2.

Hiện, bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu màng phổi, lọc máu, tiếp tục thở máy, tiên lượng xấu, hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.

Bộ Y tế đã giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức làm các thủ tục để chuẩn bị tiến hành ghép tạng. Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị các phương án trước khi ghép, điều trị nhiễm trùng tích cực.

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (Thảo Điền, quận 2, TP.HCM). Theo BV Bệnh Nhiệt đới, kể từ khi nhập viện đến nay, toàn bộ chi phí điều trị của bệnh nhân phi công người Anh đang do bệnh viện chi trả.

Việc chạy ECMO khá tốn kém, các bác sĩ vẫn đang cố hết sức để cứu chữa cho nam bệnh nhân. Riêng việc xét nghiệm Covid-19, kết quả của bệnh nhân cứ âm tính với virus SARS-COV-2 vài lần thì lại dương tính trở lại, diễn biến hết sức phức tạp.

Chỉ định ghép phổi được đặt ra khi bệnh phổi tiến triển nặng và không thể điều trị bằng cách nào khác nữa hoặc cũng được cân nhắc đối với những trường hợp mà tình trạng suy hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước khi ghép phổi, cần đánh giá bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa như: nội phổi, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực và gây mê hồi sức,... Kiểm soát kỹ những bệnh nền như đái tháo đường , tăng huyết áp,... nếu như người bệnh mắc phải. Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn và chuẩn bị tinh thần bởi bác sĩ tâm lý và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.

Những trường hợp không nên ghép phổi nếu như có kèm theo bệnh lý tim mạch hoặc gan thận nặng, nhiễm trùng chưa được không chế, nghiện rượu, M* t*y và ung thư. Những trường hợp mà bệnh nhân không bỏ được Thu*c lá cũng không ưu tiên ghép phổi.

Minh Nhân

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nhung-nguoi-viet-muon-hien-mot-phan-phoi-cuu-song-nam-phi-cong-nguoi-anh-22020135163147486.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY