Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những nguy cơ dễ gặp khi phụ nữ sinh con muộn

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” có nội dung khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi nhằm đảm bảo sức khỏe.

Theo BS. Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế, qua nhiều nghiên cứu, các hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới đã khẳng định độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Trong khoảng độ tuổi 20-24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Càng về sau, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. Đến khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên.

Đối với phụ nữ càng lớn tuổi sinh con càng đối diện nguy cơ cao gặp biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp..., tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai. Đặc biệt, nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh, vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ, do mẹ càng lớn tuổi thì khả năng các nhiễm sắc thể ở trứng dính vào nhau càng cao, dẫn đến các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi như hội chứng Down...

phụ nữ sinh con muộn

Trên thực tế, các bác sĩ thường lo ngại những vấn đề ở những phụ nữ sinh con muộn như: phụ nữ lớn tuổi thường có sẵn nhiều bệnh lý hơn so với phụ nữ trẻ. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi dễ bị tăng huyết áp hay các rối loạn khác khi mang thai. Thai phụ bị tăng huyết áp có nguy cơ tiền sản giật, sẩy thai và hội chứng trẻ sơ sinh khổng lồ, tình trạng khi bào thai phát triển quá lớn. Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cũng gia tăng theo tuổi. Người mẹ bị đái tháo đường có thể  sinh con dị tật bẩm sinh cao hơn.

Chính vì vậy, khi mang thai và sinh con, phụ nữ nên làm những xét nghiệm cần thiết theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện dị tật bẩm sinh hay những rối loạn di truyền khác ngay khi bé còn trong bụng mẹ.

Phụ nữ độ tuổi 30 thường có chỉ định mổ lấy thai hơn phụ nữ ở tuổi 20. Mổ lấy thai cũng có thể gặp rủi ro tai biến như các phẫu thuật khác như: nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan như ruột hay bàng quang và phản ứng với Thu*c gây tê hoặc Thu*c gây mê. Mặt khác, phụ nữ lớn tuổi cũng có nguy cơ cao chuyển dạ sớm và sinh non. Những trẻ sinh non có thể có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trước mắt và cả về lâu dài. Ngoài ra, nguy cơ thai lưu (thai ch*t trong tử cung) cũng cao hơn ở những phụ nữ trên 35 tuổi.

H.A

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-nguy-co-de-gap-khi-phu-nu-sinh-con-muon-n174394.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY