Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng ở mắt và biện pháp điều trị

Dị ứng ở mắt hay còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi mắt phản ứng với chất gây kích ứng (như phấn hoa, bào tử...

nếu mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt hoặc nóng rát thì rất có khả năng bạn bị dị ứng ở mắt (viêm kết mạc dị ứng). các triệu chứng có thể xảy ra độc lập hoặc đi kèm với hắt hơi, sụt sịt hoặc nghẹt mũi nếu liên quan đến dị ứng mũi.

I. Dị ứng mắt là gì?

Dị ứng ở mắt hay còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi mắt phản ứng với chất gây kích ứng (như phấn hoa, bào tử nấm mốc…). lúc này, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn histamin để chống lại chất gây dị ứng. phản ứng giữa histamin với dị nguyên khiến cho mí mắt và kết mạc trở nên sưng, đỏ và ngứa.

Người bị dị ứng ở mắt có thể có cảm giác chảy nước mắt hay bỏng rát. không giống như các loại viêm kết mạc khác, dị ứng mắt không lây từ người sang người.

Có những loại viêm kết mạc dị ứng nào?

Viêm kết mạc dị ứng được phân làm 2 loại chính:

    Viêm kết mạc dị ứng cấp tính: Đây là tình trạng viêm ngắn hạn, thường xuất hiện vào mùa dị ứng. Lúc này, mí mắt của bạn đột nhiên bị sưng, ngứa và bỏng rát, bạn cũng có thể xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi. 
  • Viêm kết mạc dị ứng mạn tính: So với viêm kết mạc dị ứng cấp tính, hiện tượng này hiếm gặp hơn và xuất hiện rải rác quanh năm. Đây là một phản ứng nhẹ với các chất gây dị ứng như thức ăn, vảy da động vật. Các triệu chứng đến và đi nhanh chóng bao gồm: ngứa mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng…

II. Nguyên nhân gây dị ứng ở mắt

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể phản ứng với một chất dị ứng (thường là vô hại). khi chất đó tiếp xúc với mắt, các tế bào mast (tế bào miễn dịch) sẽ giải phóng một lượng lớn histamin và các chất khác để chống lại chất gây dị ứng. phản ứng này làm cho mắt bị sưng, đỏ, ngứa và chảy nước mắt…

Dị ứng ở mắt có thể xảy ra trong nhà hoặc ngoài trời nếu như bạn tiếp xúc với những chất sau đây:

    Phấn hoa, bào tử nấm và thực vật

Phản ứng với nước hoa, mỹ phẩm hoặc Thu*c điều trị cũng có thể khiến cho cơ thể của bạn bị dị ứng. một số người khác có thể bị dị ứng với hóa chất bảo quản trong Thu*c nhỏ mắt.

Đôi khi, triệu chứng dị ứng ở mắt xuất hiện không phải do mắt tiếp xúc với dị nguyên mà do dị ứng với thực phẩm hay bị côn trùng đốt.

Người ta cũng tìm ra mối liên hệ giữa dị ứng mắt với di truyền. những người có cả bố và mẹ bị dị ứng mắt thì khả năng mắc phải chứng bệnh trên là rất cao.

Ai có nguy cơ bị dị ứng ở mắt?

Người có cơ địa dị ứng là những đối tượng có khả năng bị dị ứng ở mắt nhất. theo tổ chức hen suyễn và dị ứng hoa kỳ, dị ứng gây ảnh hưởng đến 30% người lớn và 40% trẻ em có người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng.

Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị dị ứng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. nếu như bạn sống ở những nơi nhiều phấn hoa, nguy cơ bạn bị viêm kết mạc dị ứng là rất cao.

III. Triệu chứng dị ứng ở mắt

Các triệu chứng dị ứng mắt phổ biến nhất bao gồm:

    Mắt đỏ, sưng hoặc ngứa

Nếu dị ứng mắt đi kèm với dị ứng mũi, bạn có thể bị nghẹt mũi, ngứa mũi và hắt hơi, đau đầu, ngứa, đau họng hoặc ho.

IV. Chẩn đoán chứng dị ứng ở mắt

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi thăm tiền sử dị ứng của người bệnh. nếu như mắt đỏ và có những vết sưng nhỏ trong mí mắt thì đây chính là dấu hiệu của viêm kết mạc. bác sĩ có thể yêu cần bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

    Thử nghiệm da: Chuyên gia thử một số dị nguyên lên da để xác định xem cơ thể bạn có phản ứng dị ứng với một chất đã biết hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm có thể được chỉ định để xem nếu cơ thể bạn đang tạo ra protein, hay kháng thể, để tự bảo vệ mình chống lại kháng nguyên hay không.
  • Kiểm tra bạch cầu: Chuyên gia có thể lấy mô kết mạc để kiểm tra các tế bào bạch cầu – bạch cầu ái toan (đây là các tế bào bạch cầu được kích hoạt khi bị dị ứng).

V. Điều trị viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

1. Chăm sóc tại nhà:

Điều trị dị ứng mắt tại nhà bằng cách kết hợp giữa chăm sóc và phòng ngừa để giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Tiếp xúc bên ngoài:

    Đóng cửa sổ vào thời điểm phấn hoa đạt cực đại (thường là vào buổi tối và khi gió thổi phấn hoa xung quanh).

Tiếp xúc trong nhà:

    Giảm tiếp xúc với mạt bụi, đặc biệt là trong phòng ngủ. Sử dụng các loại vỏ bọc chống mạt cho các loại gối, chăn bông, nệm.

Tiếp xúc với vật nuôi

    Rửa tay ngay sau khi vuốt ve bất kỳ động vật. 

2. Dùng Thu*c điều trị

Nếu như việc áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà không thực sự hiệu quả, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chỉ định Thu*c phù hợp.

Một số loại Thu*c không kê đơn (otc) có thể làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng ngắn hạn. tuy nhiên, sử dụng một số Thu*c otc kéo dài có thể khiến tình trạng dị ứng ở mắt có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có thể được điều trị bằng cả otc và Thu*c nhỏ mắt theo toa và Thu*c. nước mắt nhân tạo (tên một loại Thu*c) được xem là giải pháp an toàn, mọi lứa tuổi đều có thể dùng để giảm kích ứng lên mắt. một số Thu*c nhỏ mắt, như Thu*c kháng histamin và ổn định tế bào mast có thể được chỉ định cho trẻ em 3 tuổi trở lên. 

Một số loại Thu*c được dùng để trị dị ứng ở mắt gồm có:

Thu*c nhỏ mắt và Thu*c không kê đơn:

    Nước mắt nhân tạo:  có thể rửa trôi các chất gây dị ứng khỏi mắt, làm ẩm mắt bị khô, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thu*c thông mũi: Thu*c nhỏ mắt thông mũi không kê đơn có tác dụng co mạch, làm giảm triệu chứng mẩn đỏ và các biểu hiện khác liên quan đến dị ứng. (Lưu ý: Không dùng Thu*c nếu đang mắc bệnh tăng nhãn áp). Dùng Thu*c liên tục 4 – 6 lần/ ngày, nhưng không sử dụng quá 2 – 3 ngày. Việc dùng Thu*c trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ như sưng, ngứa, đỏ kể khi bạn đã ngưng dùng Thu*c trên điều trị.
  • Thu*c kháng histamin đường uống: Mặc dù Thu*c kháng histamin có thể giảm ngứa liên quan đến dị ứng mắt, nhưng Thu*c có thể gây khô mắt, làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng mắt. Ngoài ra, Thu*c còn có tác dụng phụ như an thần, dễ bị kích thích, chóng mặt…

Thu*c nhỏ mắt và Thu*c kê đơn:

    Thu*c nhỏ mắt kháng histamin: Thu*c giúp giảm ngứa, đỏ và sưng liên quan đến dị ứng mắt. Thu*c tác dụng nhanh chóng nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong một vài giờ. Do đó, bạn cần dùng khoảng 4 lần/ ngày.
  • Thu*c nhỏ mắt ổn định tế bào mast: Hoạt chất trong Thu*c có tác dụng ngăn cản sự giải phóng histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng. Để ngăn ngừa ngứa, Thu*c phải được sử dụng trước khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Thu*c nhỏ mắt kháng histamin và chất ổn định tế bào mast: Một số loại Thu*c nhỏ mắt mới nhất có cả chất kháng histamin và chất ổn định tế bào mast. Dược phẩm có khả năng điều trị và ngăn ngừa dị ứng mắt. 
  • Thu*c nhỏ mắt NSAID: Thu*c chống viêm không steroid (NSAID) có sẵn trong Thu*c nhỏ mắt có tác dụng giảm ngứa. Khi nhỏ Thu*c lên mắt, chúng có thể gây cảm giác châm chích hoặc nóng rát ngay tức thời. Dùng Thu*c trên 4 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
  • Thu*c nhỏ mắt Corticosteroid: Thu*c có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mắt mãn tính hay nghiêm trọng như ngứa, đỏ và sưng. Điều trị lâu dài bằng steroid (hơn hai tuần) chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ nhãn khoa. Dùng Corticosteroid kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
  • Liệu pháp miễn dịch: Với liệu pháp này, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng và liều lượng tăng dần theo thời gian để cơ thể “làm quen” với chất dị ứng. Thông thường, liệu pháp điều trị thường mất vài tháng để đạt được hiệu quả. Trong thời gian này,  bạn vẫn phải sử dụng Thu*c để giảm bớt các triệu chứng.

VI. Làm thế nào để phòng tránh dị ứng ở mắt?

Cách tốt nhất để không bị dị ứng ở mắt nói riêng và dị ứng nói chung đó là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt phản ứng dị ứng. chẳng hạn, nếu như bạn bị dị ứng với nước hoa hoặc mạt bụi trong nhà, bạn nên sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa không có mùi hương. ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc lắp thêm máy lọc không khí trong nhà.

Trên đây là một số thông tin về chứng dị ứng ở mắt. dị ứng ở mắt có thể được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và phòng tránh ngay tại nhà. tuy nhiên, nếu như bị dị ứng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám để được chỉ định Thu*c phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-o-mat-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY