An toàn thực phẩm hôm nay

Những sai lầm khi chế biến đậu phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Đậu phụ là món ăn quen thuộc hằng ngày nhưng chế biến đậu phụ sao cho ngon và đúng cách không phải ai cũng biết.

Những sai lầm khi chế biến đậu phụ bạn nên tránh

Đậu phụ là món ăn quen thuộc hằng ngày nhưng chế biến đậu phụ sao cho ngon và đúng cách không phải ai cùng biết.

Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm khi chế biến đậu phụ tránh gây tác hại đối với sức khỏe nhé.

Ảnh minh họa. Không chọn đúng loại đậu để chế biến

Trên thị trường sẽ có nhiều loại đậu khác nhau nên độ cứng, mềm của chúng cũng khác nhau. với mỗi loại đậu sẽ có cách chế biến đậu phụ khác nhau để món ăn được ngon nhất. với mỗi món ăn bạn nên lựa chọn loại đậu sao cho phù hợp nhất. như với các món chiên, rán bạn có thể lựa chọn các loại đậu phụ mềm. còn với các món nhồi sốt cà chua bạn có thể lựa chọn các loại đậu cứng hơn điều này giúp món ăn ngon hơn. với các món salad hay sốt thì nên chọn đậu non và mềm sẽ ngon và ngậy hơn rất nhiều.

Không nên ép đậu ra bớt nước

Với các loại đậu mới làm hay các loại đậu phụ đóng hộp đều chứa nhiều nước ở bên trong. do vậy trước khi chế biến bạn nên dùng giấy thấm dầu để giúp đậu chảy bớt nước hoặc có thể dùng tay ép nhẹ rồi dùng giấy thấm bớt nước đi. nếu bạn không cần thấm bớt nước thì khi chế biến đậu phụ sẽ dễ bị nát. với các món chiên rán, đậu có nhiều nước sẽ không tạo được độ giòn cho đậu.

Không tẩm ướp gia vị cho đậu

Đậu là món ăn mọi người thường không tẩm ướp gia vị trước khi sử dụng. điều này làm cho món ăn trở nên nhạt nhẽo và không đúng vị của nó. đây cũng là sai lầm trong chế biến đậu phụ nhiều bạn hay mắc phải. do vậy khi ép bớt nước trong đậu, bạn nên cắt ra thành miếng sao cho phù hợp nhất sau đó tẩm ướp chúng. bạn có thể sử dụng các loại gia vị để ngấm vào đậu như bạn pha tỏi, nước mắm... nếu bạn không ướp đậu thì bạn có thể pha một ít nước sốt rồi phết lên đậu và đem chiên đậu sẽ ngon hơn rất nhiều.

Cắt đậu không đúng cách

Với bất kỳ nguyên liệu nào hay cả đậu phụ khi bạn cắt nhỏ món ăn cũng đều ngấm được gia vị. nhưng tuỳ cách chế biến bạn nên cắt đậu sao cho phù hợp nhất. đây cũng là sai lầm thường gặp khi chế biến đậu phụ nhiều người hay mắc phải nhất. đối với các món xào, salad bạn chỉ nên cắt đậu thành lát ở dạng que nhỏ còn các món chiên rán có thể cắt thành miếng lớn để trang trí. khi trang trí các món ăn bạn có thể cắt đậu theo kiểu hạt lựu hay cắt hình tròn, trái tim... để trang trí. chế biến đậu phụ phù hợp để món ăn ngon nhất.

Nấu đậu phụ sai cách

Nếu bạn đã làm đầy đủ các bước như tẩm ướp đậu, ướp gia vị... mà món đậu của bạn vẫn không ngon như mong muốn thì bạn có thể xem một vài điều như:

Với các món đậu chiên như đậu ướt thì thời gian ướp sẽ ít hơn với các món đậu rán giòn.

Để làm đậu chiên giòn bạn cần sử dụng loại bột chiên thật phù hợp.

Đậu phụ là món dễ ăn nhưng với tính chất mềm mịn nên nó khá kén cách nấu. Chị em nên chế biến đúng cách để món ăn luôn được hấp dẫn cho bất cứ ai thưởng thức chúng.

Tác hại khi ăn đậu phụ không đúng cách

Bạn có thể làm nhiều món ngon từ đậu phụ. ngoài ra, đậu phụ cần phải sử dụng và chế biến đậu phụ đúng cách không sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. bạn có thể xem tác hại ngoại ý muốn nếu bạn ăn đậu phụ sai cách dưới đây:

Khó tiêu

Đậu là thực phẩm giàu protein và khi ăn quá nhiều sẽ dẫn tới chứng khó tiêu, trướng bụng thậm chí có thể bị tiêu chảy và bị các bệnh về đường ruột. Vì vậy bạn cũng không nên ăn quá nhiều đậu trong bữa cơm của mình.

Tăng nguy cơ bệnh gút

Trong đậu phụ có nhiều purine gây ra bệnh gút nên nếu ăn quá nhiều đậu phụ cũng sẽ có nguy cơ phải đối diện với căn bệnh này. do vậy hạn chế ăn đậu quá nhiều để không mắc phải căn bệnh này.

Suy giảm các chức năng của thận

Sau khi cơ thể hấp thụ các protein thực vật nó sẽ chuyển hoá thành chất thải chứa nito và bài tiết qua thận. nếu bạn ăn quá nhiều trong ngày sẽ khiến thận của bạn phải làm việc quá tải. nếu áp dụng nó trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng của thận. không nên ăn đậu phụ quá nhiều vì ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Thiếu hụt iot

Trong đậu có chứa glycosides, glycosides khiến quá trình bài tiết iot diễn ra nhanh hơn, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể khiếncơ thể bị thiếu hụt iot nghiêm trọng.vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên kết hợp đậu với những nguồn thực phẩm có tác dụng bổ sung thêm iot để cân bằng dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể.

Dễ bị xơ vữa động mạch

Đậu nành giàu các axit amin nó có thể chuyển hoá thành cysteine khi được đưa vào trong cơ thể. Cysteine là một trong những thủ phạm gây ra những tổn hại cho các tế bào động mạch, làm tích tụ cholesterol và triglyceride trong thành động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Do vậy những người mắcbệnh tim mạch, người già nên hạn chế ăn đậu phụ.

Theo Gia đình Việt nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/nhung-sai-lam-khi-che-bien-dau-phu-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe-d158242.html

Theo Gia đình Việt nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-khi-che-bien-dau-phu-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe/20201130032223666)

Tin cùng nội dung

  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Bạn gái em sinh ra đã thiếu 1 quả thận. BS cho em hỏi, 1 quả thận có ảnh hưởng đến sinh sản không ạ?
  • Em nghe nói nhiều về bệnh ung thư cổ tử cung và muốn đi làm Pap smear để kiểm tra. Nhưng em còn con gái, nếu làm xét nghiệm đó thì có ảnh hưởng gì đến màng trinh không ạ? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Em gái V.K.)
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY