Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những tác dụng phụ của hạt chia bạn nên biết

Hạt chia ngoài những lợi ích dinh dưỡng thì bạn cũng cần biết thêm về Tác dụng phụ của hạt chia đã được thực tế chứng minh và chúng ta cần phải cẩn trọng dẫu biết loại hạt này mang lại không ít những lợi ích cho con người nói chung.
Sử dụng hạt chia quá liều lượng sẽ gây tác hại cho cơ thể

Tác hại của hạt chia khi bạn ăn quá nhiều

1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Vì cung cấp một lượng chất xơ lớn nên khi sử dụng quá hàm lượng hạt chia lại gây ra những hệ lụy cho đường tiêu hóa của bạn. Lượng chất xơ quá mức có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và ợ nóng khó chịu.

Điều này được biểu hiện rõ ràng với những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Những cơn đau bụng, đi ngoài thậm chí vã mồ hôi, ngất xỉu sẽ xảy ra nếu tình trạng dư thừa chất xơ của hạt chia trong cơ thể.

Để đảm bảo tình huống xấu như trên không xảy ra khi bạn sử dụng hạt chia, hãy ngâm hạt chia trong ít nhất 5-10 phút trước khi bạn dùng. Những người khó nuốt cần phải thận trọng khi ăn hạt chia bởi rất dễ mắc nghẹn

2. Ăn hạt chia dễ gây ngạt thở

Hạt chia an toàn và còn có nhiều công dụng nhưng loại hạt này cũng khiến bạn đối diện với tình huống khó chịu: mắc nghẹn. Có vẻ khó hiểu nhưng thực tế bạn phải cẩn thận khi nuốt hạt chia dù ở dạng chế phẩm nào.

Hạt chia có khả năng hấp thụ nước rất lớn và chúng nhanh chóng thay đổi kích thước. Khi tiếp xúc với nước bọt và các dịch ở khoang miệng hạt chia sẽ lớn hơn rất nhiều. Với những ai đang trong tình trạng khó nuốt nên chú ý khi ăn nếu không muốn mắc nghẹn.

3. Tác dụng phụ của hạt chia gây ung thư tuyến tiền liệt?

Hạt chia chứa một lượng axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong thực vật. Axit béo omega-3 là một phần thiết yếu của chế độ ăn kiêng và được chứng minh hỗ trợ nhiều vấn đề của sức khỏe, bao gồm chức năng nhận thức và sức khỏe của tim mạch.

Axit béo ALA đặc biệt quan trọng đối với những người không ăn cá, vì chúng có thể được chuyển đổi thành axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) với số lượng nhỏ. Đây là hai dạng hoạt động của axit béo omega-3, và chúng có thể được tìm thấy trong hải sản.

Mặc dù axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Nhưng theo một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa lượng ALA và ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tiến hành trên gần 300.000 nam giới cho thấy lượng ALA có trong hạt chia có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.

Một nghiên cứu quan sát khác cho thấy những người có nồng độ axit béo omega-3 trong máu cao nhất có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với những người có nồng độ trong máu thấp hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn có sự không đồng nhất và chưa khẳng định bởi có nghiên cứu chứng minh cho kết quả ngược lại. Một đánh giá của năm nghiên cứu cho thấy những người ăn ít nhất 1,5 gram ALA mỗi ngày đã giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, so với những người ăn ít hơn.

Lưu ý là những nghiên cứu này chỉ xem xét mối liên quan giữa lượng ALA trong hạt chia và ung thư tuyến tiền liệt. Họ đã không tính đến các yếu tố khác có thể đã đóng một vai trò. Để đảm bảo an toàn, bạn nên được sự tư vấn thêm từ bác sĩ. Tác hại của hạt chia khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ đó.

4. Hạt chia gây dị ứng

Với bất kể ai có sự mẫn cảm từ các thành phần của hạt chia đều có thể bị dị ứng dù số này không nhiều. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và ngứa môi, lưỡi.

Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng hạt chia thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ, một tình trạng đe dọa tính mạng gây khó thở và thắt chặt ở cổ họng và ngực. Trong một trường hợp, một người đàn ông 54 tuổi ăn hạt chia để giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, anh bắt đầu cảm thấy chóng mặt, khó thở, nổi mề đay và sưng. Nếu bạn thử hạt chia lần đầu và gặp triệu chứng như trên, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

5. Tác dụng phụ của hạt chia gây “công Thu*c”

Hạt chia có thể ảnh hưởng đến một số Thu*c bạn đang điều trị, làm giảm công năng Thu*c hoặc gây triệu chứng như “công Thu*c”.

- Thu*c trị tiểu đường: Nghiên cứu chỉ ra rằng hạt chia có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này có thể là do lượng chất xơ cao trong hạt chia, làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu. Ăn quá nhiều hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể cần điều chỉnh liều lượng Thu*c trị tiểu đường của bạn.

- Thu*c huyết áp: Việc sử dụng quá nhiều hạt chia khi bạn đang dùng Thu*c huyết áp sẽ ảnh hưởng đáng kể. Hạt chia có nhiều axit béo omega-3,được chứng minh là có tác dụng làm loãng máu và có thể làm giảm huyết áp.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Công dụng tác dụng của hạt chia bạn tìm tại dongtayy.com chỉ cần nhập thông tin vào ô tìm kiếm để có kết quả nhanh nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-tac-dung-phu-cua-hat-chia-ban-nen-biet)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY