Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những tác hại nguy hiểm của việc tái sử dụng dầu ăn, bạn nên biết

Thói quen tái sử dụng dầu ăn cũ đã chiên, xào nhiều lần là việc vô cùng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Dùng dầu ăn đã qua sử dụng có thể gây nên các vấn đề dưới đây.

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và rối loạn nhận thức

Khi dầu đã sử dụng được đun nóng trở lại, nó tạo ra nồng độ cao hơn của các hóa chất độc hại khác nhau như Aldehydes, có liên quan đến nhiều trục trặc về sức khỏe như bệnh tim, các vấn đề về nhận thức như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Tương tự như vậy, một chất độc khác được giải phóng khi dầu được đun nóng lại là 4-hydroxy-trans-2-nominal (HNE) là chất độc và nó khá độc đối với cơ thể, có thể cản trở các chức năng của DNA, RNA và protein.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Tăng lượng axit

Nếu bạn cảm thấy dạ dày và cổ họng thường xuyên nóng rát, đó có thể là hậu quả do bạn đã dùng quá nhiều dầu ăn đã qua sử dụng. việc tái sử dụng dầu ăn có thể làm tăng lượng axit bên trong cơ thể, gây nên tình trạng trào ngược axit dạ dày, khiến cổ họng và dạ dày nóng rát, khó chịu, thậm chí đau bụng và buồn nôn, chóng mặt.

Mở đường cho mức cholesterol LDL (xấu)

Khi nấu dầu ở nhiệt độ cao, một số chất béo sẽ chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa. Và khi nó được hâm nóng lại, nó thậm chí còn tiết ra lượng chất béo chuyển hóa cao hơn, điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe tổng thể.

Thường xuyên tái sử dụng dầu ăn trong thời gian dài sẽ kéo bạn đến gần với các biến chứng sức khỏe, như đột quỵ, béo phì, đau ngực, đau bụng khó tiêu và thậm chí là các bệnh tim mạch, do tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng mức ldl cholesterol trong cơ thể.

Tăng cân không kiểm soát và béo phì

Sử dụng quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, đặc biệt là thực phẩm được chế biến bằng dầu ăn đã qua sử dụng có thể khiến bạn tăng cân không kiểm soát. đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay.

Tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư

Chất gây ung thư là một chất có liên quan đến sự hình thành ung thư trong cơ thể. việc đun lại dầu ăn làm tăng các chất độc hại trong đó như hydrocacbon thơm đa vòng (pah) và andehit, các chất này có liên quan đến nguy cơ cao gây ung thư và viêm nhiễm trong cơ thể.

Hơn nữa, nếu bạn đã bị viêm cao trong một thời gian dài, thì việc tiêu thụ dầu ăn không tốt hoặc tái sử dụng có thể là thủ phạm. nếu không được điều trị đúng cách, điều này có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến bạn dễ mắc các bệnh và nhiễm trùng khác nhau.

Có thể tái sử dụng dầu mấy lần?

Nếu bạn muốn tái sử dụng dầu thêm một lần nữa, hãy chắc chắn rằng dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang chiên một số thực phẩm, dầu nóng và bốc khói thì hãy đảm bảo rằng chúng phải được đổ đi.

Điều quan trọng cần phải biết là ở nhiệt độ nào dầu đang sử dụng sẽ bốc khói- có nghĩa là lúc đó dầu bắt đầu hủy hoại. Nếu vặn lửa quá cao, dầu sẽ bốc khói rất mau và trong khói có chấtacreolinlàm cay mắt.

Khi dầu bị bốc khói sẽ làm tăng nhanh quá trình hư hỏng của dầu, khiến chúng bị ôi, có mùi hôi, bị thay đổi màu sắc (dầu có màu đen). do đó, không có số lần khuyến cáo bạn có thể tái sử dụng các loại dầu ăn cũng như số lần có thể làm nóng chúng, mà chỉ cần cẩn thận với các chỉ dẫn của loại dầu ăn đó.điều tốt nhất cần làm là tránh tái sử dụng dầu thừa nhiều nhất có thể.

Cách bảo quản dầu ăn đã qua sử dụng

Với những loại dầu ăn chưa đạt điểm khói, chưa quá nóng và còn đủ điều kiện để tái sử dụng, việc bảo quản và lọc lại phần dầu ăn này trước khi chế biến thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. bạn nên áp dụng các bước dưới đây trước khi dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng:

- với dầu ăn còn đang nóng, cần để dầu nguội rồi lọc dầu để loại bỏ các hạt hoặc cặn thức ăn thừa ra khỏi dầu. sử dụng bình thủy tinh có nắp đậy đã được tiệt trùng để bảo quản dầu ăn. cần lưu ý bình thuỷ tinh phải thật kín, không được chứa không khí. thao tác này giúp bạn hạn chế được tình trạng dầu ăn đã qua sử dụng trở nên nhanh ôi thiu và bị hỏng.

- chú ý cất bình/chai thủy tinh chứa dầu ăn đã qua sử dụng ở trong tủ kín, không nên để ánh sáng lọt vào sẽ khiến dầu nhanh hỏng. bạn có thể dùng giấy bạc để bọc lại chai thủy tinh đang chứa dầu ăn đã qua sử dụng. cách này giúp bạn giảm thiểu được ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu ăn, tăng thời gian bảo quản cho dầu ăn.

- đặc biệt, dầu ăn cần được để ở nơi khô thoáng, không có nhiệt độ quá cao hoặc nơi ẩm mốc.

- một lưu ý khi bảo quản dầu ăn đã qua sử dụng chính là không nên trộn chung nhiều loại dầu khác nhau bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến đặc tính của dầu ăn, dễ sản sinh ra các chất độc có hại.

- chỉ nên sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng trong vòng tối đa 1 tháng.

- kiểm tra tính chất của dầu ăn cũ trước khi tái sử dụng. một số dấu hiệu dầu ăn đã hỏng có hể kể đến như có bọt trên bề mặt, có mùi ôi, kết cấu dầu dày, có lớp nhờn sệt, màu sẫm lại….

Theo tieudung.vn

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tai-su-dung-dau-an-gay-hai-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-64060.html

Theo tieudung.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-viec-tai-su-dung-dau-an-ban-nen-biet/20220609063848371)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY