Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật nâng ngực

Nâng cấp vòng 1 bằng cách đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ, nhưng nhiều chị em lại trở thành nạn nhân bởi sự thiếu hiểu biết. Hầu hết ca tai biến đều xảy ra ở những cơ sở thẩm mỹ hoạt động chui, chưa được cấp phép, hoạt động quá chuyên môn được cấp phép... Bởi trong bất cứ phẫu thuật, thủ thuật nào đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Chỉ tại các cơ sở y tế được cấp phép, có đầy đủ điều kiện mới sẵn sàng xử lý được những tai biến (nếu có) xảy ra trong và sau phẫu thuật.

Nâng cấp vòng 1 bằng cách đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Số ca phẫu thuật nâng ngực mỗi năm đều tăng và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại thủ thuật thẩm mỹ.

phẫu thuật nâng ngực ngày càng phổ biến vừa là do nhu cầu xã hội ngày càng tăng vừa là do phương pháp này ngày càng đạt hiệu quả thẩm mỹ hơn và an toàn hơn.

Tuy nhiên về mặt khoa học chưa thể có một chất liệu nhân tạo nào là hoàn hảo và an toàn tuyệt đối về sinh học khi cấy ghép vào cơ thể. Hơn nữa, việc cấy ghép được thực hiện bằng kỹ thuật phẫu thuật nên cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho cơ thể như các phẫu thuật ngoại khoa khác. Dù đã có rất nhiều tiến bộ và thành công, giảm thiểu các T*i n*n nhưng tai biến và biến chứng trong phẫu thuật nâng ngực vẫn còn là một nỗi lo của cả bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật.

Ở Việt Nam cũng đã có những tai biến và biến chứng do phẫu thuật nâng ngực mà dư luận được biết qua các phương tiện truyền thông. Những tai biến phẫu thuật thường là tai biến do phản ứng với Thu*c khi gây mê và cũng rất hiếm hoi. Trong hàng chục năm qua, trên cả nước ta chỉ mới có thông tin chính thức về một vài trường hợp bệnh nhân Tu vong khi phẫu thuật nâng ngực. Nhưng các trường hợp biến chứng sau phẫu thuật nâng ngực thì gặp nhiều hơn (5 - 15%) kể cả biến chứng sớm sau mổ và biến chứng muộn sau một vài năm.

Biến chứng sớm sau mổ nguy hiểm nhất là chảy máu

Đây là trường hợp chảy máu thứ phát sau mổ do cầm máu không kỹ khi phẫu thuật hoặc do các nguyên nhân bất thường khác như chấn động cơ thể trong quá trình vận chuyển bệnh nhân sau mổ hay do bệnh nhân đi lại quá sớm, bị té ngã... Với loại tai biến này, nếu có sự theo dõi hậu phẫu chu đáo, có thể phát hiện sớm do ngực bệnh nhân bị căng, đau và bắt buộc phải được đưa vào phòng mổ kiểm tra để xử lý kịp thời.

Nhiễm trùng là tai biến quan trọng thứ hai cần chú ý. Nhưng nếu điều kiện vệ sinh y tế tại các bệnh viện nghiêm ngặt và sự tuân thủ quy trình chống nhiễm khuẩn của các nhân viên y tế tốt thì tai biến nhiễm trùng sẽ dễ dàng bị loại trừ.

Có một tai biến khác là hoại tử núm vú có thể biểu hiện chỉ một vài ngày sau mổ khi nguồn máu nuôi núm vú bị tổn thương hoặc mất hẳn trong các trường hợp phẫu thuật đi qua đường quầng vú hoặc kết hợp với chỉnh sửa tổ hợp quầng núm vú. Nếu xảy ra hoại tử nặng, rụng mất núm vú sẽ gây hậu quả thẩm mỹ nặng nề và tổn thương nhiều về mặt tâm lý tinh thần cho người bệnh. Đã có trường hợp hoại tử núm vú như vậy xảy ra dẫn đến khiếu kiện và Tòa án đã tuyên phạt bác sĩ phẫu thuật phải bồi thường cho bệnh nhân số tiền lên đến trên 220 triệu đồng.

Các loại biến chứng muộn sau phẫu thuật một thời gian thường là các vấn đề về phương diện thẩm mỹ. Biến chứng ngực không đều (cao thấp, to nhỏ) thấy sớm sau mổ thường là do phẫu thuật và cũng thường chỉ bộc lộ sau vài tuần đến vài tháng khi đã hết sưng nề. Co thắt bao xơ là biến chứng muộn hơn có tỷ lệ 3 - 5,5% và thường xuất hiện sau 6 tháng đến 1 năm do nhiều nguyên nhân như do loại túi ngực, do cuộc phẫu thuật hoặc do cơ địa bệnh nhân phối hợp gây ra. Biến chứng co thắt bao xơ không nguy hiểm mà chỉ gây đau và làm ngực cứng, xấu, méo mó, cần phải được can thiệp phá bỏ bao xơ hoặc lấy bỏ túi ngực. Các biến chứng khác như sẹo xấu (sẹo lồi, sẹo lộ liễu), túi gấp nếp (do đặt túi lớn hơn bao hoặc co bao), sờ thấy túi (do đặt túi nông hoặc teo mô quanh túi), vú có 2 tầng do da thừa hơn túi và chảy xệ... là những biến chứng không phải hiếm gặp, thường ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ và bệnh nhân không hài lòng. Việc phẫu thuật lại để xử lý thường là cần thiết nhưng thường rất khó đạt kết quả như mong muốn. Các trường hợp co thắt bao xơ, teo mô vú, sờ thấy túi ngực thường rất khó khăn để đạt được kết quả làm hài lòng bệnh nhân.

Có những trường hợp phải mổ lại 2 - 3 lần, phải kết hợp thêm các biện pháp khác như cấy ghép mỡ, chất làm đầy... Thậm chí đã có trường hợp một phụ nữ nâng ngực năm 25 tuổi mà phải trải qua 5 lần mổ trong vòng 7 năm với 4 bác sĩ khác nhau mới có được kết quả tạm yên lòng năm cô 32 tuổi. Rất may là các biến chứng loại này cũng rất ít gặp. Các lỗi khác như đặt túi quá to hoặc quá nhỏ, đặt túi sai vị trí tự nhiên... có thể do tính toán sai của bác sĩ phẫu thuật hoặc do ý muốn không hợp lý của bệnh nhân về kích cỡ ngực cũng gây những kết quả thiếu thẩm mỹ và cần phải can thiệp lại để xử lý nhằm đạt kết quả thẩm mỹ mong muốn.

Giấc mơ làm đẹp "núi đôi" ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng thôi thúc chị em phụ nữ. Từ những cô gái khi lớn lên không có may mắn được tạo hóa ban cho bộ ngực đẹp như "đôi gò bồng đảo", đến những chị em đã ít nhất một lần "mang nặng đẻ đau" mà thiên chức làm mẹ đã lấy đi của họ ít nhiều sắc đẹp và tuổi thanh xuân. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực là một chặng đường không đơn giản. Thành quả tốt đẹp chỉ có được từ bàn tay tài hoa với sự tận tâm của người thầy Thu*c thẩm mỹ và từ sự hiểu biết, lựa chọn thông minh của mỗi bệnh nhân để các cuộc phẫu thuật làm đẹp luôn luôn là cần thiết, an toàn và mỹ mãn.

ThS.BS. Cao Ngọc Bích - GS.TS. Lê Gia Vinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-tai-bien-co-the-xay-ra-khi-phau-thuat-nang-nguc-n104446.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY