Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thay đổi đáng kinh ngạc trong 8 cơ quan của cơ thể khi chúng ta tức giận

Con người là một sinh vật rất kỳ lạ, và mỗi hành động hoặc cảm xúc đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Khi tức giận, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ có những biến đổi đáng kinh ngạc.

Trong cuốn sách "Hoàng Đế Nội Kinh" đã nói "Mọi bệnh tật đều sinh ra từ khí", những người thường xuyên Sau khi tức giận, 8 cơ quan trong cơ thể có sự thay đổi kinh ngạc:

1. Lưu lượng máu ở tim tăng gấp đôi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lưu lượng máu ở tim sẽ tăng gấp đôi khi bạn tức giận. Khi cảm xúc bị kích thích, lực co bóp của tim mạnh, nhịp tim tăng tốc và một lượng lớn máu chảy đến tim, do đó tim cần phải làm việc gấp đôi công suất.

Lúc này xuất hiện tình trạng nhịp tim không đều, thiếu máu cơ tim, gây tức ngực, thậm chí đau thắt ngực, cuối cùng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

2. Gan to hơn bình thường

Khi tức giận, tổn thương đầu tiên chính là gan. Nếu bạn thường xuyên tức giận sẽ dễ xuất hiện các bệnh về gan, thậm chí gây xơ gan.

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, gan lớn hơn bình thường khi tức giận. Trong y học Trung Quốc cũng có nói "tức giận làm tổn thương gan", gây ra tình trạng ứ đọng gan khí, nhiều người sau khi tức giận xuất hiện tình trạng "đau 2 bên sườn và đau vùng gan".

3. Hệ thống miễn dịch đình công trong 6 giờ

Tức giận cũng có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch? Đúng vậy, cảm xúc của con người được kiểm soát bởi dopamine do não tiết ra, nó là một hormone. Dopamine ảnh hưởng đến việc tiết ra nhiều hormone khác trong cơ thể.

Khi chúng ta tức giận, não ra lệnh cho cơ thể tiết ra một loại corticosteroid. Nếu hormone này tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở chức năng của các tế bào miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, tức giận một lần, hệ thống miễn dịch có thể đình công trong 6 giờ.

4. Phổi không ngừng giãn nở khi tức giận

Rất nhiều người khi tức giận, phần phổi bị đau, điều này là do tức giận làm phổi tổn thương. Khi một người bị kích động về cảm xúc, hơi thở gấp, lúc này phế nang không ngừng mở rộng và không có thời gian để co lại. Vì vậy, rất nhiều người bị đau phổi. Đây là lý do tại sao một số người thường nói "phổi sẽ nổ tung khi tức giận".

5. Rối loạn tiêu hóa khi tức giận

Khi bạn tức giận, dạ dày của bạn cũng bị ảnh hưởng, điều này là do máu ở dạ dày suy giảm, nguồn cung cấp không đủ, chức năng đường ruột hoạt động kém. Tức giận cũng có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm, giảm lưu lượng máu đường tiêu hóa, làm chậm nhu động, gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày…

6. Tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone khi tức giận

Khi tức giận, nó sẽ làm xáo trộn hệ thống nội tiết và làm cho hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều. Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng liên quan đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi bạn cảm thấy máu sôi lên, đó là tuyến giáp bị kích thích, theo thời gian sẽ gây ra chứng cường giáp.

7. Xuất hiện những đốm đen trên da khi giận dữ

Nghiên cứu của nhân viên y tế Mỹ trên 5.000 phụ nữ có các đốm sắc tố trên khuôn mặt cho thấy rằng, khi họ có cảm xúc tồi tệ, việc dùng bất kỳ loại Thu*c nào để điều trị cúng không có tác dụng. Một trong số họ, sau khi khống chế cảm xúc, thay đổi tâm trạng, các đốm sắc tố trên da tự nhiên biến mất.

8. Khiến não nhanh chóng "già" đi

Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.

(Nguồn: Aboluowang)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhung-thay-doi-dang-kinh-ngac-trong-8-co-quan-cua-co-the-khi-chung-ta-tuc-gian-20200403173732634.chn)

Tin cùng nội dung

  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY