Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Những thực phẩm hàng đầu dễ gây dị ứng bạn nên biết

Những thực phẩm dễ gây dị ứng thường xuất hiện khá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Cùng tham khảo để biết và phòng ngừa thực phẩm...

tình trạng dị ứng thực phẩm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. nếu bản thân bạn hoặc người thân không biết những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng, cần tránh dùng hoặc ăn ít để không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) cho biết, ước tính mỗi năm tại hoa kỳ có khoảng 30.000 ca bị dị ứng thực phẩm, trong đó có hơn 2.000 ca nhập viện, 150 trường hợp Tu vong. bạn có thể tránh tình trạng trên nếu biết phòng ngừa khi ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng sau đây:

Những thực phẩm rất dễ gây dị ứng nếu không cẩn thận khi dùng

Vào năm 2004, fda đã cho ban hành đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn thực phẩm đối với các nhà sản xuất. theo điều khoản trong đạo luật này, các cơ sở khi đóng gói thức ăn sẽ chịu trách nhiệm 90% các trường hợp gây dị ứng liên quan nếu sản phẩm của họ có chứa một trong tám thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến sau đây:

1. Thịt đỏ

Đây là một trong những thực phẩm đứng đầu tình trạng gây dị ứng. trong đó phải kể đến các loại thịt có khả năng gây dị ứng như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt dê và thịt cừu…

Chất gây dị ứng thường thấy trong các loại thịt này là một loại đường mang tên alpha – galactose (alpha – gal). nếu bạn bị dị ứng một trong số các loại thịt kể trên thì nên tránh dùng thêm các loại thịt này để tình trạng sức khỏe không chuyển biến xấu hơn. theo nghiên cứu & giáo dục dị ứng thực phẩm (fare), các triệu chứng bị dị ứng thịt đỏ thường xảy sau 3 – 6 giờ sau khi ăn.

2. Mè

Những người bị dị ứng với mè có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng, bệnh nhân thường có hiện tượng ho, nhịp tim thấp, buồn nôn, ngứa trong miệng, đau bụng, đỏ bừng mặt…

Hạt mè thì có thể dễ dàng phát hiện ra trong thức ăn của bạn, nhưng bạn sẽ khó xác định những món dùng dầu ăn có được chiết xuất từ mè hay không. những người bị dị ứng hạt mè nên thận trọng hơn với các dầu thực vật, nhất là những loại dầu được chiết xuất từ mè.

3. Quả bơ

Dị ứng bơ thường gắn liền với dị ứng thành phần latex. điều này là do các protein được tìm thấy trong bơ có cấu trúc tương tự như các protein trong mủ cao su tự nhiên.

Vì lý do này, những người bị dị ứng với nhựa cao su thường có nguy cơ bị dị ứng với bơ. Bạn sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tay chân, sưng niêm mạc như môi hoặc lưỡi, nghẹt mũi, phát ban, khó thở, đau bụng, tiêu chảy… sau khi ăn bơ.
Bên cạnh đó, nếu bạn có phản ứng xấu với bơ, thì cần phải đề phòng vì có thể bạn cũng bị dị ứng với khoai tây, cà chua, đu đủ, chuối, hạt dẻ hoặc kiwi. Do những thực phẩm này cũng có một lượng nhỏ thành phần latex.

4. Kẹo dẻo Marshmallows

Marshmallows là một loại kẹo dẻo, mềm và rất được ưa chuộng. Marshmallows thường dùng để ăn vặt, pha chế thành nhiều thức uống hoặc dùng trong các loại bánh. Tuy nhiên bạn cũng cần phải cẩn thận với loại kẹo này vì rất dễ gặp tình trạng dị ứng.

Thành phần gelatin có trong kẹo Marshmallows rất có thể gây ra các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe của bạn. Gelatin là một loại protein hình thành khi mô liên kết ở trong tế bào động vật bị đun sôi. Nên bạn cần phải hết sức khi dùng kẹo Marshmallows, hoặc kẹo dẻo, ngũ cốc.

5. Ngô (bắp)

Dù hiếm gặp, nhưng tình trạng dị ứng ngô thường khá nghiêm trọng. khi bạn bị dị ứng ngô thì phải tránh xa thực phẩm này dù bất kể nó còn sống, được nấu chín hoặc ở dạng bột.

Theo đại học dị ứng, hen và miễn dịch hoa kỳ (acal) cho biết tình trạng dị ứng ngô rất khó xác định. vì nó xảy ra với những triệu chứng tương tự như dị ứng hạt giống, cỏ và một số loại ngũ cốc. để xác định thì bạn cần loại bỏ ngô ra khỏi thực đơn để xem bản thân có dị ứng hay không.

6. Trái cây sấy khô

Thủ phạm chính gây nên tình trạng dị ứng trái cây khô thường là sulfites – một hoạt chất được sử dụng để bảo quản thực phẩm. tại liên minh châu âu, các nhà sản xuất được yêu cầu phải dán nhãn đối với những thực phẩm đóng gói có chứa sulfites.

Nếu bạn bị dị ứng hoặc có cơ địa nhạy cảm với sulfites, bạn nên hạn chế tiêu thụ trái cây và rau khô, rượu vang, giấm, thịt đã qua chế biến sẵn, trái cây đóng hộp, rau quả đông lạnh cũng như nhiều loại gia vị…

7. Xoài

Một loại trái cây gây dị ứng tương đối hiếm gặp là xoài. tương tự như tình trạng dị ứng bơ, dị ứng với xoài cũng liên quan đến tình trạng dị ứng latex. ngoài ra, một loạt các chất khác trong xoài có thể gây nên tình trạng phản ứng chéo với người bị dị ứng những thực phẩm như táo, lê, cần tây, rau thì là và hạt điều.

Những người dị ứng với xoài thì trong máu thường có sự hiện diện của urushiol – một hỗn hợp dầu của các hợp chất hữu cơ có khả năng gây dị ứng khá cao.

8. Xúc xích

Xúc xích là một trong những thực phẩm được chế biến sẵn với rất nhiều chất phụ gia. tình trạng dị ứng sau khi ăn xúc xích thường do các chất phụ gia như nitrat và nitrite gây nên. do đó bạn cần phải tham khảo kỹ trước khi dùng thực phẩm này.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ để thăm khám điều trị:

Khi có dấu hiệu dị ứng nếu dùng các thực phẩm kể trên, bạn cần phải được chăm sóc y tế ngay để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là sốc phản vệ gây Tu vong:

    Phát ban hoặc ngứa trong miệng.
  • Sưng môi, lưỡi, cổ họng hoặc mặt.
  • Có tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.
  • Chuột rút, ho, khó thở.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức.

Những thông tin trên đây hy vọng giúp bạn đọc có kiến thức, giúp tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng. đảm bảo một sức khỏe lành mạnh và an toàn thực phẩm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-thuc-pham-de-gay-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY