Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Những tối kỵ với bà bầu khi lái xe ô tô

Khi mang bầu việc lái xe với phụ nữ cũng trở nên khó khăn hơn. Những lưu ý này sẽ giúp các mẹ bầu đảm bảo an toàn cho cả mình và thai nhi.

Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Không phải thời điểm nào trong thai kỳ cũng tốt cho mẹ bầu lái xe. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là lúc mẹ bầu nên hạn chế. bởi khi lái xe mẹ bầu phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó khiến tử cung bị chèn ép, máu lưu thông khó khăn...chưa kể các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu cũng có thể khiến mẹ bầu lái xe không tập trung, dễ gây tainạn.

Ba tháng cuối thì bụng cồng kềnh khiến động tác bị vướng, ít linh hoạt. Lúc này các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng vàgây tổn thương cho thai nhi. Chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối, do vậy sẽ không an toàn khi đi xe phải thắng bằngchân.

Thắt dây an toàn

Đầu tiên hãy cởi bỏ áo khoác hoặc bất kì bộ quần áo nào cồng kềnh để đảm bảo có được tư thế ngồi vừa vặn. Rồi sau đó, kéo dây an toàn qua vai, xuống giữa ngực và kéo ngang sang bên bụng. Phần cố định của dây đai phải được đặt ở hông, và bên dưới vòng bụng bầu thay vì ngang qua bụng, đảm bảo dây kéo căng và càng phẳng càng tốt theo đường cong của bụng. Không bao giờ đặt đai vai ở phía sau hoặc dưới cánh tay của bạn, vì điều này có thể gây thương tích nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra T*i n*n.

Điều chỉnh vị trí lái phù hợp

Di chuyển ghế ngồi của bạn theo một khoảng cách thoải mái với bàn đạp ga, lý tưởng nhất là ngồi cách tay lái khoảng 10 inch để bảo vệ bụng của bạn trong trường hợp túi khí bung ra khi xảy ra T*i n*n. Nếu vô lăng xe của bạn có thể điều chỉnh, hãy chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực. Sau khi điều chỉnh vị trí ghế ngồi của bạn, hãy nhớ điều chỉnh gương chiếu hậu và gương bên ngoài. Và nếu bạn bị đau lưng, hãy đặt một chiếc gối tròn nhỏ hoặc cuộn khăn lại phía sau lưng để thoải mái hơn khi lái xe.

Không lái xe đường dài hay ngồi quá lâu trong xe

Ngồi trên xe với một tư thế khả năng sẩy thai, vỡ ối tăng cao nhất là với các tháng gần cuối. ngoài ra tình trạng đau lưng sẽ tăng lên, chân phù nề, tê chân nhức mỏi. tốt nhất các mẹ bầu nếu không cần thiết thì đường lái xe đi đâu quá xa với cả một quãng đường quá dài.

Vị trí ngồi cần được thoải mái và dễ chịu

Điều chỉnh vị trí ghế lái và vô lăng hợp lý khi lái xe, tay lái nên để xa bụng bầu. Điều chỉnh gương, chỉ ghế ngả bớt về phía sau một chút cho tư thế ngồi được thoải mái hơn, dễ dàng đạp chân ga và chân phanh hơn. Đặt một chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc cuộn một chiếc khăn mềm kê sau lưng để cảm giác đau lưng được giảm bớt.

Hạn chế lái xe cho những chặng hành trình dài và khi thời tiết xấu

Nếu bắt buộc phải lái xe trên một quãng đường dài, hãy nghỉ giữa chặng, vận động tay chân, hoặc la đổi tay lái cho bạn đồng hành(nếu có) trong suốt lộ trình. khi gặp thời tiết xấu, hãy giảm tốc độ và điều chỉnh khoảng cách với các phương tiện lưu thông khác trong độ an toàn cho phép. nên lái xe chậm rãi, tập trung cao độ và bình tĩnh. việc mất kiểm soát sẽ khiến bạn không thể xử lý tốt các sự cố gặp phải. hãy quan sát cả con đường trong trường hợp muốn chuyển làn, tránh việc lấn tuyến một cách đột ngột.

Theo Gia Hân/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/nhung-toi-ky-voi-ba-bau-khi-lai-xe-o-to-d159341.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/nhung-toi-ky-voi-ba-bau-khi-lai-xe-o-to-d159341.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/nhung-toi-ky-voi-ba-bau-khi-lai-xe-o-to-381888)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người bỗng dưng thích yêu, nghiện yêu sau khi mang thai nhưng phần đông chị em thường hoảng sợ mỗi khi nhắc tới chuyện yêu chồng.
  • Rất nhiều “bà bầu công sở” thường cố gắng làm đến tháng cuối mới nghỉ. Họ đâu biết, nhiều thói quen “có thâm niên” của mình tại nơi làm việc sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Có những điều khoản ban hành dành cho phụ nữ mang thai. Bạn nên tham khảo để biết rõ quyền lợi lao động dành cho mình trong thời kỳ thai nghén.
  • Thiếu hiểu biết, vô tư, vô tâm, nhiều trẻ vị thành niên có thai 3- 4 tháng mới vô tình biết mình có thai.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY