Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Nitrofurantoin - Thuốc nitrofuran kháng khuẩn đường tiết niệu

Nitrofurantoin là Thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương.

Tên quốc tế: Nitrofurantoin.

Loại Thuốc: Thuốc nitrofuran kháng khuẩn đường tiết niệu.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Viên nén: 50 mg, 100 mg; viên nang: 25 mg, 50 mg, 100 mg; hỗn dịch: 25 mg/ml (300 ml).

Tác dụng

Nitrofurantoin là Thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương.

Chỉ định

Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không có biến chứng và mạn tính do E. coli, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảm Klebsiella, Enterobacter.

Chống chỉ định

Người suy thận nặng, vô niệu, thiểu niệu.

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

Người quá mẫn với nitrofurantoin.

Thận trọng

Không chỉ định điều trị bệnh viêm thận bể thận và áp xe quanh thận.

Thận trọng với người bệnh cao tuổi, cần điều chỉnh liều lượng, do nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt là tai biến cấp đường hô hấp.

Người mang thai gần ngày sinh.

Thời kỳ mang thai

Nitrofurantoin được chỉ định có cân nhắc để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở người mang thai.

Nitrofurantoin là Thuốc thích hợp nhất dùng dự phòng viêm đường tiết niệu ở người mang thai. Chống chỉ định dùng nitrofurantoin cho người mang thai đủ tháng (38 - 42 tuần).

Thời kỳ cho con bú

Nitrofurantoin có thể sử dụng đối với người cho con bú, loại trừ trường hợp trẻ bị thiếu glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD).

Tác dụng phụ

Thường gặp

Sốt, đau cơ, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt.

Tăng bạch cầu đa nhân, tăng bạch cầu ưa eosin.

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Ngoại ban, mày đay, ngứa.

Biến đổi ở gan giống hình ảnh của viêm gan mạn hoạt động hoặc vàng da ứ mật, tăng transaminase.

Tăng dải xơ trên X - quang phổi. Thâm nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi, khó thở, ran ẩm, triệu chứng hen.

Bệnh dây thần kinh ngoại vi.

Ít gặp và hiếm gặp

Giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu ở người thiếu hụt G6PD di truyền.

Tăng áp lực nội sọ lành tính.

Viêm tuyến mang tai.

Xơ phổi.

Rụng tóc tạm thời, rung giật nhãn cầu, lupus ban đỏ toàn thân.

Xử trí

Ðã thấy xơ phổi khi dùng Thuốc lâu dài (trên 6 tháng), ngay cả khi ngừng Thuốc. ADR này đòi hỏi điều trị do chuyên gia. Ðối với bệnh dây thần kinh ngoại biên, có những yếu tố nguy cơ đặc hiệu: giảm chức năng thận, thiếu máu, đái tháo đường, mất cân bằng điện giải và thiếu vitamin B.

Thiếu hụt G6PD di truyền làm tăng nguy cơ tan máu. Khi có những yếu tố nguy cơ này, nên tránh dùng nitrofurantoin.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn: Uống 50 - 100 mg/lần, cách 6 giờ/1 lần vào bữa ăn và lúc đi ngủ. Một cách khác: liều hàng ngày được tính theo cân nặng: 5 - 7 mg/kg, chia làm 4 lần (không được vượt quá 400 mg). Một liều đơn 50 - 100 mg lúc đi ngủ có thể ngăn được tái phát.

Trẻ em: Liều hàng ngày 5 - 7 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia 4 lần, nhưng có thể dùng liều thấp 1 mg/kg/ngày khi dùng lâu dài. Một liệu trình phải ít nhất 1 tuần và ít nhất 3 ngày sau khi cấy nước tiểu âm tính và không được vượt quá 14 ngày. Lặp lại liệu trình phải sau một thời gian nghỉ Thuốc.

Ðiều chỉnh liều ở người suy thận:

Nếu độ thanh thải creatinin > 50 ml/phút: Liều không giảm.

Nếu độ thanh thải creatinin là 10 - 50 ml/phút: Tránh dùng.

Nếu độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Không dùng.

Ðể tránh và giảm phản ứng đối với dạ dày ruột, đồng thời làm tăng hấp thu và dung nạp, cần uống nitrofurantoin trong bữa ăn.

Tương tác

Các Thuốc thải acid uric niệu, như probenecid, sulfinpyrazon có thể ức chế bài tiết nitrofurantoin ở ống thận, làm tăng nồng độ trong máu, tăng nguy cơ ngộ độc và làm giảm hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu.

Thuốc kháng acid có chứa magnesi silicat có thể làm giảm hấp thu nitrofurantoin qua đường tiêu hóa.

Nitrofurantoin có thể gây phản ứng dương tính giả, khi xét nghiệm glucose niệu bằng phương pháp khử đồng.

Bảo quản

Nitrofurantoin tương đối bền khi ở dạng Thuốc rắn và dạng hỗn dịch; bảo quản ở nhiệt độ không quá 250C, tránh ánh sáng.

Tương kỵ

Nitrofurantoin tương kỵ với đệm citrat, phản ứng tạo thành tạp chất acid 3 - (5 - nitrofurfuryliden amino) hydantonic.

Nitrofurantoin và kháng sinh nhóm quinolon là đối kháng in vitro, vì vậy không nên dùng phối hợp.

Quá liều và xử trí

Quá liều không có triệu chứng đặc hiệu ngoài nôn.

Nên gây nôn, không có Thuốc giải độc nhưng phải duy trì một lượng dịch truyền lớn để thúc đẩy bài tiết Thuốc qua nước tiểu.

Có thể thẩm phân được.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/n/nitrofurantoin/)

Tin cùng nội dung

  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY