Diễn biến dịch covid-19 năm 2021 đã làm nhiều người khó tiếp cận các dịch vụ phòng, chống hiv/aids, và hậu quả là số người nhiễm hiv gia tăng. ts hoàng đình cảnh, phó cục trưởng cục phòng chống hiv/aids (bộ y tế), cho biết, trong năm 2021, toàn quốc có khoảng 1.300 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm, 201 phòng xét nghiệm hiv được phép khẳng định các trường hợp hiv dương tính tại 63 tỉnh, thành phố.
Cả nước có 478 cơ sở điều trị hiv, trong đó 270 cơ sở điều trị hiv thanh toán qua quỹ bảo hiểm y tế (bhyt), hiện đang điều trị cho khoảng 161.000 người (hơn 85.000 bệnh nhân điều trị arv thanh toán qua nguồn bhyt, chiếm khoảng 53%). chương trình methadone đã được triển khai tại 341 cơ sở điều trị và đã điều trị cho hơn 52.000 bệnh nhân. đến hết tháng 10/2021, cũng có hơn 800 bệnh nhân tham gia điều trị buprenorphine tại 8 tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, hiv/aids vẫn đang là gánh nặng bệnh tật tại việt nam. mỗi năm, phát hiện mới hơn 12.000 người nhiễm hiv và có khoảng 2.000 người nhiễm hiv t* vong. ước tính có khoảng 230.000 người nhiễm hiv còn sống. tỷ lệ nhiễm hiv trong nhóm nguy cơ cao tuy có giảm, nhưng riêng trong nhóm msm (đồng giới nam) lại tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tính đến nay, việt nam có số người biết tình trạng nhiễm hiv đạt 89%, số người được điều trị arv đạt 76%, tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%.
Hiện nay, nguồn tài chính trong nước dành cho công tác phòng chống hiv/aids đang tiếp tục tăng. nếu như năm 2014, nguồn lực trong nước dành cho hiv/aids chỉ chiếm 27% thì đến năm 2020 con số này đã là 53%. toàn quốc đã có hơn 52.000 bệnh nhân mắc hiv/aids đã chuyển sang điều trị bằng thu*c kháng hiv (thu*c arv) từ nguồn quỹ bhyt.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong năm 2020, mặc dù là năm rất khó khăn do dịch Covid-19 ngành y tế đã mở rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xét nghiệm để điều trị ARV cho những trường hợp ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV trong ngày. Hiện ngành y tế đang duy trì điều trị Methadone cho hơn 50.000 bệnh nhân, mở rộng điều trị PrEP cho trên 13.000 khách hàng, điều trị ARV cho trên 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS với chất lượng điều trị thuộc nhóm đầu thế giới.
Tuy tình hình hiv/aids vẫn diễn biến phức tạp nhưng hiện việt nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể chấm dứt dịch aids vào năm 2030 với số người nhiễm hiv mới được phát hiện giảm dưới 1.000 trường hợp/năm.
Bộ y tế đã đề xuất dự thảo chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh aids vào năm 2030 nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống hiv/aids để giảm số người mới nhiễm hiv và t* vong liên quan đến dịch bệnh aids, chấm dứt dịch bệnh aids tại việt nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của hiv/aids lên sự phát triển kinh tế - xã hội.