Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo Sớm 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn Trọng

Đừng chủ quan khi thấy cục hạch sau tai vì có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và tư vấn điều trị

nhiều người có cục hạch sau tai nhưng vẫn khá chủ quan và cho là vô hại. đúng là nhiều trường hợp cục u không gây hại gì nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm. bạn cần phải xác định được nguyên nhân xuất hiện cục hạch ở vị trí đó và tiến hành ngay việc điều trị nếu cần thiết. 

8 căn bệnh nguy hiểm có thể gặp phải khi xuất hiện cục hạch sau tai

Có khá nhiều bệnh mà chúng ta có thể mắc phải khi xuất hiện cục hạch sau tai. đó có thể là một trong những căn bệnh sau:

1/ Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây sưng ở nhiều vùng da trên cổ và trên mặt của ban. Thông thường hay gặp nhất là viêm họng liên cầu khuẩn và bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra còn có thể có triệu chứng do mắc bệnh sởi, thủy đậu, HIV/AIDS.

2/ Áp xe

Tình trạng này xuất hiện khi mô hoặc tế bào của một khu vực trong cơ thể bị nhiễm trùng. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng với nhiễm trùng bằng cách cố gắng để tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Lúc này, cơ thể sẽ gửi tế bào bạch cầu đến khu vực bị nhiễm bệnh.

Các tế bào bạch cầu sẽ tích tụ lại ở vị trí bị tổn thương và hình thành mủ. Lớp mủ thường dày và có chất lỏng trắng chảy ra bên ngoài. Tình trạng này dễ làm vi khuẩn và các tác nhân từ bên ngoài tấn công. Khi bị áp xe thì vùng da bị tổn thương sẽ hay bị đau và có cảm giác ấm khi chạm vào.

3/ Viêm xương chũm

Tình trạng nhiễm trùng tai nếu không được điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến bệnh viêm xương chũm. cụ thể các biểu hiện nhiễm trùng phát triển ở phần nhô phía sau tai. lúc này các tế bào tập trung lại thành cục hạch ở vùng phía sau tai.

4/ Viêm tai giữa

Đây cũng là một dạng của nhiễm trùng tai có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tình trạng nhiễm trùng làm chất lỏng tích tụ lại, gây sưng và đau nhức. Triệu chứng này có thể gây sưng đỏ vùng tai. Thông thường để điều trị tình trạng này, bác sĩ hay chỉ định dùng Thu*c kháng sinh để giảm triệu chứng và hạn chế nhiễm trùng.

5/ Viêm hạch bạch huyết

Tình trạng này là dạng viêm xảy ra bên trong các hạch bạch huyết. Đó là những cấu trúc nhỏ nằm khắp nơi trên cơ thể. Bao gồm cả phần dưới cánh tay, ở cổ và đằng sau tai.

Theo thời gian, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên. Tình trạng này xuất hiện đa phần là do nhiễm trùng. Lúc này các tế bào chống nhiễm trùng sẽ tăng lên về số lượng và bắt đầu tích tụ trong hạch bạch huyết. Thông thường hạch bạch huyết bị sưng lên là do nhiễm trùng hoặc biến chứng qua ung thư.

6/ U nang bã nhờn

Đây là những vị trí sưng trên da mà nguyên nhân không phải do ung thư. Thường tập trung nhiều ở đầu, cổ…

Loại u nang này phát triển xung quanh tuyến bã nhờn, đây là cơ quan chuyên sản xuất chất nhờn giúp cung cấp độ ẩm cho da và tóc. Hầu như khi bị u nang bã nhờn thì thường không gây đau. Nhưng lại gây cảm giác khó chịu khi xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

7/ Mụn trứng cá

Đây là một loại bệnh ngoài da xuất hiện khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Các tế bào ch*t và lượng dầu tích tụ nhiều có thể làm tắc nghẽn nang lông. Từ đó tạo nên các vết mụn và phát triển to dần. Trong nhiều trường hợp, các cục vết sưng do mụn trứng cá sẽ phát triển rất nhanh, cứng và làm người bệnh cảm thấy đau đớn.

8/ U mỡ

Khối u mỡ này còn hay được gọi là cách hạch lipoma phát triển dưới các lớp da của bạn. Các hạch này thường phát triển ở khắp nơi trên cơ thể và gần như vô hại.

Thông thường các u mỡ khó có thể phát hiện nhưng khi phát triển lớn thì có thể cảm nhận được bằng tay.

Cách tự kiểm tra và chẩn đoán cục hạch sau tai

Bạn có thể dùng tay để cảm nhận và biết được cục hạch sau tai là gì? Chẳng hạn như:

    Khi sờ có cảm giác mềm và dẻo thì có thể là bị u mỡ

Khi nào cần đến bác sĩ khi bị cục hạch sau tai

Nếu các khối u làm bạn cảm thấy đau và khó chịu hoặc có các triệu chứng khác thì hãy đến gặp bác sĩ. bằng chuyên môn và các biện pháp kiểm tra, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân xuất hiện cục hạch sau tai.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể có hướng giải quyết cho phù hợp. Có trường hợp không cần biện pháp điều trị nào, có trường hợp sẽ cho dùng Thu*c. Thậm chí nếu bệnh quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Khi xuất hiện cục hạch sau tai, người bệnh đừng nên quá lo lắng. hãy thật bình tĩnh để tìm ra hướng điều trị phù hợp. cách tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bài viết liên quan:

    Vì sao tai bị chảy dịch và làm thế nào để điều trị?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cuc-hach-sau-tai)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY