ngồi trong căn nhà ở ngõ 424 đường trần khát chân (hà nội), ông nguyễn tiến dũng và bà nguyễn thị hiền - con trai và con gái nhà văn kim lân nhớ lại những ngày tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp.
|
Thiếu thốn, khó khăn thời bao cấp khiến những chuyện khó nói của phụ nữ càng thêm bất tiện. Ảnh: Tư liệu |
Ông Dũng được mọi người trong nhà gọi vui là "quản gia đỏ" vì ông luôn sát cánh cùng mẹ lo chuyện ăn uống, cơm nước cho cả gia đình 7 người con. Cũng chính vì thế mà ông rất tường tận những câu chuyện bếp núc trong nhà.
Nhắc đến thời bao cấp, ông nói, có một thứ mà không ai có thể quên được, đó là tem phiếu. ‘Chỉ trừ dân buôn có tiền ra chợ đen mua đồ, còn lại tất tật đều mua bằng tem phiếu, từ gạo, thịt, đường, mắm… cho tới bó lá dong’.
Cảnh xếp hàng từ 5 giờ sáng đến 9-10 giờ trước cửa hàng mậu dịch là hình ảnh quen thuộc . ‘Đi mua hàng là phải cầm theo mũ nón, rổ rá hoặc kiếm một viên gạch bọc tờ giấy ghi tên để cùng lúc mua được mấy thứ. Đang xếp hàng bên này phải ngó sang bên kia xem đến lượt mình chưa. Có những hôm xếp hàng từ 5 giờ sáng, 10 giờ đến lượt mình thì hết hàng, đành ra về tay trắng’.
Ông Dũng nhớ lại, tiêu chuẩn của nhân dân khoảng 3 lạng thịt/ tháng. Nếu ai muốn ăn nhiều hơn thì phải mua thịt chân giò, thịt thủ… được tính một nhân đôi, không bao giờ dám mua thịt nạc. Hôm nào mua được chân giò thì rất sung sướng.
‘Tem phiếu sắp hết hạn mà chưa mua được hàng là hai mẹ con tôi cuống lên, chỉ đợi xem loa có thông báo gia hạn không. Được gia hạn thêm mấy ngày là mừng lắm’, ông nói.
Thời thiếu ăn, ông Dũng vẫn nhớ cảnh chia phần mỗi bữa cơm. ‘Nhà đông con, mỗi bữa ăn đều phải chia phần. Ví dụ ăn đậu, ăn thịt thì mẹ chia mỗi đứa 3 miếng. Phải chia như thếchứkhông thì ào ào hết ngay’ - ông cười khi nhớ lại.
Ăn độn là khái niệm quen thuộc với hầu hết người dân thời bao cấp. Ngoài bột mỳ còn có món ngô răng ngựa để ăn độn. ‘Ngô rất cứng, phải ngâm vôi rất lâu, bung mãi mới ăn được’ – ông Dũng kể.
‘Mỗi dịp Trung thu qua đi, nếu muốn mua gói Thu*c lá Trường Sơn là phải mua kèm thêm cái đầu sư tử bán ế. Dân ăn chơi mua bia vài hào thì lại phải mua kèm đồ ăn mất vài đồng’.
‘cái câu ‘gạo châu củi quế’ trong thời bao cấp là ý chỉ gạo quý như ngọc trai, củi quý như quế. tôi còn nhớ, khi nào kiếm được bó củi là bày ra phơi cẩn thận, gọn gàng từng thanh một như thể đếm xem có mất thanh nào không’.
Một món gia vị quan trọng khác và cũng quý hiếm không kém là nước mắm. Thời ấy, mỗi nhà được tiêu chuẩn 1 lít nước mắm/ tháng. Để đủ ăn, người ta đổ nước lọc vào đun, cho thêm muối, sau đó pha vào nước mắm.
|
Bà Nguyễn Thị Hiền và ông Nguyễn Tiến Dũng - các con của nhà văn Kim Lân. Ảnh: Nguyễn Thảo. |
Ông dũng kể, ngày đó nhà văn kim lân được chế độ phiếu c, mua hàng ở phố nhà thờ. chế độ này, tuy không bằng chế độ cao cấp mua hàng ở phố tôn đản nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với mua ở cửa hàng mậu dịch ngoài chợ.
‘Lương cụ Lân được 140 đồng. Thời sơ tán, gia đình sống chủ yếu dựa vào nghề sửa chữa quần áo của cụ bà’.
‘Vì thế mà tôi nắm rõ cả những nỗi khổ trong ăn mặc của phụ nữ thời ấy. Áo ngực phụ nữ may từ vải vụn được chần đi chần lại cho dày lên, sau đó uốn cho nhọn hoắt như cái phễu’, ông Dũng nói.
Theo lời ông Dũng, ‘Phụ nữ đến tháng thì khổ lắm, phải dùng vải màn gấp lại, dùng xong lại giặt đi lần sau dùng tiếp. Dùng nhiều đến nỗi miếng vải màn chuyển thành màu cháo lòng'.
'Ngày ấy, hiếm người đi may quần áo mới, mà chủ yếu là sửa chữa, cứ rách là lại ‘tích kê’’.
Nhớ lại những ngày đi sơ tán, ông Dũng kể tiếp, mỗi nhà cứ quây một miếng đất dưới chân đồi để trồng rau. ‘Đi học về thấy phân trâu ngoài đường cũng phải cắm cái que vào xí chỗ, để người ta biết là nó có chủ rồi. Phân ấy mang về bón cho rau’.
Ăn còn thiếu, sách để học cũng phải rút thăm. Người rút được quyển Hóa học, người được quyển Văn, thế là học chung. Cặp sách con gái được may từ vải vụn nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau. Con trai thì cứ thế nhét sách vở vào cạp quần.
Nhớ lại những gian khổ thời bao cấp, bà Nguyễn Thị Hiền ngồi cạnh góp chuyện: ‘Chính vì đói khổ như thế nên trẻ con rất háo hức mỗi dịp lễ Tết. Cả năm mới được ăn bánh chưng nên bọn trẻ con ngồi trông bánh chín cả đêm. Mẹ tôi cho các con mỗi đứa tự gói một cái bánh nhỏ, tự ghi tên mình. Cảm giác bồi hồi khi vớt những chiếc bánh nóng hổi ra khỏi nồi, bây giờ không thể nào có được nữa’.
Theo Nguyễn Thảo - Ngọc Trang/Vietnamnet.vn
Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn
Link bài gốc
Lấy linkĐóng
http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/noi-kho-kho-noi-cua-phu-nu-thoi-bao-cap-5605626.htmlChủ đề liên quan:
ăn độn hà nội ngày tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp người dân thời bao cấp nhà văn kim lân thời bao cấp