Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương là một dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang được hồi phục, lúc này bạn không nên gãi để tránh làm tổn thương nó

một biểu hiện thường gặp khi chúng ta bị thương chính là trong quá trình điều trị và chữa lành vết thương bạn sẽ cảm thấy vùng da xung quanh nó sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa dữ dội. vậy biểu hiện nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương này có phải là biểu hiện bình thường?

Nguyên nhân gây ngứa ở vết thương

Để giải thích cho triệu chứng ngứa ở xung quanh vết thương người ta đưa ra nguyên nhân sau đây:

Do histamine

Khi bị chấn thương cơ thể sẽ giải phóng histamine một cách tự nhiên, chất này rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương vì nó kích hoạt sự di chuyển của tế bào giúp phát triển mô mới và đóng vết thương. tuy nhiên, histamine lại là một chất gây ngứa tự nhiên nên nó sẽ làm cho khu vực xung quanh bị ảnh hưởng, gây kích thích và ngứa.

Do những tế bào thần kinh

Làn da chúng ta được kết nối với rất nhiều dây thần kinh, vì vậy nó giúp chúng ta cảm nhận được những với những nhạy cảm bên ngoài.

Thông thường, các dây thần kinh này được kích hoạt ở gần cuối quá trình chữa lành vết thương. khi các vết thương bắt đầu lành, các tế bào xung quanh vết thương phát triển, chúng di chuyển và hợp nhất tại trung tâm để gắn kết với nhau, kéo vết thương đóng lại. quá trình hồi phục này sẽ làm căng thẳng cơ học, kích thích lên các dây thần kính ngứa.

Nguyên nhân khác

Trong quá trình phục hồi, các mô sẹo bắt đầu hình thành trên vết thương. Khi mà các mô này phát triển quá nhiều chúng sẽ gây kích ứng da, tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Thông thường dù vết thương lớn hay nhỏ cũng đều trải qua 4 giai đoạn hồi phục sau:

Giai đoạn cầm máu

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bạn bị thương. cơ thể sẽ phản ứng với chấn thương bằng cách kích hoạt với dòng máu, bạch huyết và làm đông máu để ngăn chặn quá trình mất máu.

Giai đoạn viêm

Đây là giai đoạn bắt đầu của quá trình chữa lành vết thương. sau khi chấn thương xảy ra, trong vòng 1 tuần cơ thể bạn sẽ gửi các tế bào bạch cầu đê chống lại vi khuẩn có hại ở ngay vị trí vết thương để bắt đầu quá trình hồi phục.

Giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn này là giai đoạn tái phát mô, sẽ xuất hiện vảy để bảo vệ tế bào da mới. Thông thường nó sẽ kéo dài từ một đến bốn tuần.

Giai đoạn sẹo

Còn được gọi là giai đoạn chữa lành vết thương, các lớp vảy ở giai đoạn tăng sinh sẽ bong ra khi các mô mới phát triển mạnh mẽ.

Các triệu chứng nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương thường xuất hiện vào giai đoạn thứ tăng sinh và giai đoạn sẹo. đây là một dấu hiệu tốt cho thấy vết thương của bạn đang tiến triển tốt và được hồi phục đúng quy trình. tuy nhiên, ở giai đoạn này các triệu chứng ngứa sẽ làm bạn muốn gãi, điều này sẽ làm cho vết thương đang lành dễ bị tổn thương thậm chí gây nhiễm trùng vết thương. vì vậy, lúc này bạn nên tìm kiếm những phương pháp giảm ngứa hiệu quả để áp dụng.

Biện pháp cải thiện tình trạng ngứa quanh vết thương

Khi xung quanh vết thương của bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ngứa bạn không nên gãi mà hãy áp dụng một số biện pháp để làm dịu đi triệu chứng này. dưới đây là một số cách giúp bạn giảm ngứa:

    Luôn giữ cho da vùng vết thương đủ độ ẩm để tránh tình trạng khô da gây ngứa ngáy.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương là một dấu hiệu thường gặp khi vết thương bắt đầu lành. thay vì cố gắng gãi nó bạn hãy thử áp dụng các biện pháp bên trên.

Sau một thời gian, nếu các triệu chứng ngứa này không bớt, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra vùng da bị thương để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/noi-man-ngua-xung-quanh-vet-thuong)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè được coi là mùa có nhiều T*i n*n và thương tích nhất, vì vậy mà việc nắm được các kỹ năng sơ cứu là rất quan trọng.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY