Sơ cấp cứu hôm nay

Cách sơ cứu vết thương kịp thời và tránh nhiễm trùng

Mùa hè được coi là mùa có nhiều T*i n*n và thương tích nhất, vì vậy mà việc nắm được các kỹ năng sơ cứu là rất quan trọng.
Mùa hè được coi là mùa có nhiều T*i n*n và thương tích nhất, kể cả những T*i n*n nghiêm trọng ảnh hưởng tính mạng, đến những thương tích đơn giản. Đặc biệt, các T*i n*n, thương tích này lại gặp ở trẻ em nhiều hơn. Chính vì vậy mà việc nắm được các kỹ năng sơ cứu khi bị thương tích là rất quan trọng, đặc biệt là trong mùa hè này. Dưới đây, mục Sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài trong số các phương pháp điều trị vết thương kịp thời để tránh vết thương bị nhiễm trùng và nặng hơn về sau.

7. Giữ sạch vết thương

Khi bị thương, trước tiên cần làm sạch vết thương bằng Thu*c sát trùng peroxide, để các bụi bẩn theo bọt khí trôi ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng cồn hoặc iốt để đảm bảo sạch hoàn toàn. Không dùng xà phòng rửa tay hoặc xà phòng tắm để làm sạch vết thương, đặc biệt là các vết thương sâu, rất sâu. Bởi các loại xà phòng này thường có chứa nước hoa và rất nhiều thành phần có thể gây kích ứng vết thương dù ở bất kì kích thước nào.

6. Dùng Thu*c mỡ kháng khuẩn

Bactine, Neosporin, Polysporin, hoặc dầu cây trà là các sản phẩm kháng khuẩn tuyệt vời có thể dùng được cho các vết thương. Riêng dầu cây trà chỉ nên bôi một chút chứ không nên bôi nhiều và không nên dùng cho các vết thương sâu. Các loại Thu*c mỡ Bactine, Neosporin, Polysporin thường có thêm Thu*c giảm đau nên vừa có lợi ích kháng khuẩn, lại vừa có tác dụng giảm đau.

5. Không để cho vết thương khô nhanh chóng

Dù là vết thương do dao cắt hay xước ở bất kì kích thước nào cũng phải giữ không để khô một cách nhanh chóng vì như vậy sẽ làm cho da trở nên chặt chẽ và sẽ khó bôi Thu*c, loại bỏ chất bẩn trong vết thương. Hãy bôi Thu*c mỡ và dùng băng gạc nếu cần thiết để giữ vệ sinh cho vết thương và để cho vết thương liền lại từ từ.

4. Dùng tỏi thay thế Thu*c mỡ kháng khuẩn

Giã một nhánh tỏi và đắp lên bề mặt của vết thương cũng là một cách giúp vết thương kháng khuẩn nếu như bạn không tiện có Thu*c mỡ kháng khuẩn ở đó. Bạn cũng có thể pha một chút nước với tỏi và bôi hoặc đắp lên vết thương, dùng miếng vải sạch để giữ cho nó không rơi ra khỏi vết thương. Một số người thấy rằng tỏi kích thích vết thương, do đó, nếu thấy có bất kì đau đớn hay kích thích nào khi dùng cách này cần dừng lại ngay và không tiếp tục thử lại lần sau.

3. Nghiền nát lá chuối để giảm viêm cho vết thương

Khi vết thương bị viêm sẽ mất nhiều thời gian để điều trị đến khi khỏi hẳn. Lá chuối đã được sử dụng cho những vết thương trong nhiều thập kỷ qua, do nó có đặc tính chống viêm. Nước trong lá chuối này cũng có công dụng làm sạch vết thương rất tốt.

2. Dùng lô hội nguyên chất để giữ vết thương không bị nhiễm bẩn

Có bao giờ bạn nhận ra rằng, cây lô hội tạo ra một lớp mỏng trên da của bạn sau khi khô? Chính bởi vậy mà lô hội không chỉ tốt cho cháy nắng mà nó còn có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, và giữ cho vết thương khỏi bị bụi bẩn và nhiễm trùng.

1. Giảm viêm nhờ dầu của cây hoa cúc xu xi

Nếu không có tinh dầu của cây hoa này, bạn cũng có thể rửa sạch các bông hoa này và cho vào nước đun sôi. Nước cất này cũng rất tốt, có thể rửa vết thương để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, do có tính kháng khuẩn nên nước này cũng như tinh dầu hoa cúc xu xi sẽ làm giảm viêm mô và chữa lành vết thương nhanh hơn.
Mangyte.vn
Theo aFamily
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-so-cuu-vet-thuong-kip-thoi-va-tranh-nhiem-trung-2401.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY