bị nổi mề đay liên tục là tình trạng thường gặp ở người mắc bệnh mãn tính hoặc tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh. các triệu chứng khó chịu ngoài da như ngứa, nổi nhiều mẩn đỏ, phát ban,…tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc lý giải rõ hơn về vấn đề này và gợi ý hướng xử lý nhanh các triệu chứng.
Bệnh mề đay là tình trạng các mao mạch ở lớp trung bì của da phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với các dị nguyên. đây là căn bệnh da liễu thường gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. trường hợp bị nổi mề đay liên tục có thể do chứng bệnh mãn tính gây ra.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, người bệnh liên tục tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng khiến da nổi mề đay tái đi tái lại nhiều lần. các nốt mẩn đỏ xuất hiện đột ngột trên da, sau đó biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày. thế nhưng, do tái phát nhiều lần, người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh phải tìm hiểu nguyên nhân hình thành và áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của người có chuyên môn. đối với tình trạng cơ thể bị nổi mề đay liên tục có thể do những yếu tố này gây ra:
Thường xuyên tiếp xúc dị nguyên: Một số đối tượng có cơ địa dễ mẫn cảm, khi gặp các dị nguyên từ bên ngoài như thời tiết bất thường, phấn hoa, khói bụi, hóa chất,…cũng dễ làm bùng phát chứng mề đay. Đặc biệt, trường hợp người bệnh sống trong môi trường, hoặc làm việc ở nơi phải tiếp xúc thường xuyên với chúng, khả năng cao sẽ bị nổi mề đay liên tục.
Do áp lực, stress trong thời gian dài: Tình trạng cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, chịu áp lực cũng là nguyên nhân khiến mề đay quay lại nhiều lần, dai dẳng khó khỏi. Bởi, sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý có thể khiến hệ miễn dịch kích thích phản ứng quá mẫn. Từ đó gây ra tình trạng da bị kích thích, nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Do bệnh mãn tính: Một số bệnh lý mãn tính có thể gây ra các triệu chứng ngoài da, mẩn đỏ thường xuyên như bệnh về gan (làm suy giảm chức năng thải độc của gan), nhiễm ký sinh trùng, giun, nhiễm xoắn khuẩn, bệnh tự miễn, lupus ban đỏ, bệnh về tuyến giáp.
Mắc mề đay vô căn: Người bệnh tiến hành nhiều biện pháp xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu nhưng không xác định được nguyên nhân gây mề đay. Đây có thể là trường hợp mắc mề đay vô căn, khi đó việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với dạng bình thường.
Bị nổi mề đay liên tục gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. do đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân hình thành để có hướng giải quyết phù hợp nhất. tránh tình trạng bệnh tiến triển lâu ngày gây biến chứng cho da và lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Thực tế, việc mắc bệnh lý được cho là mãn tính khiến nguy cơ biến chứng tăng cao, trong đó không loại trừ bệnh mề đay. Khi bệnh tái đi tái lại, người bệnh không chỉ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, mà bệnh còn gây ra nhiều hệ lụy đối với cuộc sống và sức khỏe như:
Làm người bệnh tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Do những nốt mẩn đỏ dày đặc, đôi khi sưng tấy, gây ngứa làm người bệnh mất tự tin về ngoại hình. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ, họ gặp nhiều khó khăn trong việc mặc quần áo, nhất là những bộ cánh hở phần da bị mề đay.
Vì mức độ nguy hiểm này mà khi nhận thấy cơ thể bị nổi mề đay liên tục, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và can thiệp điều trị. đây là cách tốt nhất để bạn phòng tránh các biến chứng không mong muốn, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bị nổi mề đay liên tục hay mề đay mãn tính thường kéo dài dai dẳng. bên cạnh đó, thời gian tái phát bệnh cũng có thể theo chu kỳ nhất định, theo mùa,…vì thế, người bệnh cần kiên nhẫn trong công tác điều trị. tốt nhất nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.
Dưới đây là một vài cách xử lý nhanh khi bị nổi mề đay liên tục, bạn đọc có thể tham khảo:
Các loại lá thảo dược có sẵn trong vườn nhà là sự lựa chọn của nhiều người bệnh. bởi, chúng lành tính, an toàn ít gây tác dụng phụ cho làn da khi xử lý nhanh mề đay tại nhà. đồng thời, do việc tìm kiếm dễ dàng nên cách điều trị mề đay bằng nguyên liệu thiên nhiên giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.
Mặc dù mang lại hiệu quả tích cực nhưng biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian chỉ giúp kiềm chế mề đay bùng phát trong thời gian ngắn. ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa từng người mà hiệu quả sẽ không hoàn toàn giống nhau. do đó, người bệnh nên kiên trì thực hiện. một số phương pháp dân gian như sau:
Tắm nước lạnh: Sử dụng nước lạnh vừa phải để tắm là cách giúp giảm ngứa hiệu quả. Bạn có thể áp dụng trong khoảng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, biện pháp này không phù hợp đối với người có làn da nhạy cảm. Bởi, nhiệt độ của nước có thể làm mề đay lan rộng nhanh hơn.
Tắm lá tía tô: Lá tía tô có công dụng chống nhiễm trùng, ức chế hiện tượng quá mẫn, kiểm soát dị ứng hiệu quả. Nhờ vào các thành phần như flavonoid, khoáng chất, vitamin, carbohydrate. Do đó, người bị nổi mề đay liên tục có thể sử dụng lá cây này để nấu nước tắm. Ngoài ra, nếu vùng da bị đỏ ngứa không rộng khắp, bạn có thể sử dụng lá tía tô giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da cần được điều trị.
Tắm nước lá khế: Bên cạnh lá tía tô, bạn có thể thay thế bằng lá khế. Bởi, loại lá này cũng có tính chất kháng viêm, thúc đẩy làm lành những tổn thương trên da, giúp tình trạng mề đay mãn tính thuyên giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, như đã đề cập, biện pháp dân gian sẽ có tác dụng chậm cũng như phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để nhận được kết quả tốt nhất.
Trường hợp mề đay nặng hơn, thông qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh sử dụng một số loại Thu*c tân dược để điều trị khắc phục. các loại có thể kể đến như:
Thu*c kháng histamin H1: Thu*c có tác dụng kiểm soát tình trạng nổi mề đay thông qua các triệu chứng. Hiệu quả mà Thu*c mang lại cho người dùng có thể lên đến 80% – 90%. Một số loại như loratadin, desloratadin,…
Thu*c kháng leukotriene: Thông thường, Thu*c được sử dụng cùng với Thu*c kháng histamin, công dụng tăng hiệu quả điều trị cho người mắc bệnh mề đay mãn tính. Các loại như montelukast, zafirlukast,…
Nhóm corticoid: Trường hợp người bệnh không điều trị đáp ứng được với nhóm histamin sẽ được sử dụng nhóm corticoid. Đây cũng là Thu*c được sử dụng phổ biến giúp kiểm soát chứng mề đay kéo dài và tái phát liên tục. Các dạng như dexamethason, prednisolon,…
Ngoài những loại kể trên, nếu cần thiết người bệnh cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng huyết tương hoặc immunoglobulin theo đường truyền tĩnh mạch. Các loại Thu*c tân dược giúp khắc phục triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu áp dụng trong thời gian dài, người bệnh có nguy cơ bị nhờn Thu*c và gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn nên tránh lạm dụng và không tự ý mua và sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Áp dụng biện pháp đông y để điều trị tình trạng bị nổi mề đay liên tục được nhiều người lựa chọn. theo đông y, người bệnh sẽ được chữa bệnh từ chống ngứa, dưỡng máu cho đến trừ phong. công dụng vừa giảm các triệu chứng của mề đay vừa giải quyết các vấn đề bên trong cơ thể.
Do đó, khi sử dụng phương pháp chữa trị này, hiệu quả sẽ kéo dài hơn và phù hợp nhiều đối tượng mắc bệnh mề đay mãn tính. dưới đây là một số bài Thu*c:
Bài Thu*c 1: Sử dụng các nguyên liệu như 15g sinh địa hoàng, kết hợp với 10g mỗi vị hà thủ ô, đan sâm, bạch thược, huyền sâm, đan bì. Cho vào thêm 6g mỗi vị cam thảo, thuyền y, đương quy, xuyên không. Sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn 450ml. Chia nước Thu*c thành 3 phần uống vào 3 buổi trong ngày khi bụng đối.
Bài Thu*c 2: Sử dụng 10g mỗi loại đương quy, bạch thược, cùng với khoảng 6g kinh giới. Sắc Thu*c và sử dụng thay trà mỗi ngày.
Bài Thu*c 3: Các loại như 12g thục địa, 10g các loại hạ liên thảo, dây kim ngân. Sắc nước uống thay trà.
Bài Thu*c Đông y có dược liệu từ thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng, kết hợp thăm khám y khoa để xác định tình trạng, mức độ tiến triển của mề đay.
Tình trạng nổi mề đay liên tục có thể do bệnh mãn tính hoặc do người bệnh phải tiếp xúc thường xuyên với tác nhân dị ứng gây ra. để đảm bảo việc điều trị diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau:
Tránh xa những chất, dị nguyên có thể gây dị ứng cho cơ thể. Đặc biệt với người có cơ địa dễ mẫn cảm nên lưu ý vấn đề này. Bởi các tác nhân dị ứng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Qua bài viết sau, hy vọng bạn đọc đã hiểu được tình trạng bị nổi mề đay liên tục là thế nào. theo đó, bạn sẽ có những biện pháp xử lý cũng như phòng ngừa căn bệnh cứng đầu này. can thiệp đúng và kịp thời giúp phòng ngừa nhiều nguy cơ, bảo vệ an toàn sức khỏe.