Da đẹp hôm nay

Nổi mụn trên đầu nên giải quyết như thế nào?

Nổi mụn trên đầu là hiện tượng không thường xuyên xảy ra. Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở các vùng như mặt, cổ, lưng. Nếu gặp phải tình trạng này bạn cũng không nên lo lắng vì có thể cải thiện tình trạng bằng cách giữ cho tóc sạch và sử dụng dầu gội Thu*c. Trong bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân của việc xuất hiện mụn trứng cá ở da đầu và cách điều trị, ngăn ngừa tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây ra nổi mụn trên đầu

1.1. Lạm dụng hóa chất

Thực tế, da đầu không có nhiều khác biệt so với da mặt. Nếu bạn thay đổi các sản phẩm dưỡng da quá nhiều, lâu dần làn da sẽ trở nên mẫn cảm và khó kiểm soát. Tương tự, nhiều người thường có thói quen thay đổi dầu gội liên tục. Thói quen này không hề tốt cho da đầu và mái tóc. Bởi vì, mỗi loại dầu gội và dầu xả đều chứa những thành phần hóa chất riêng biệt.

Khi da tiết quá nhiều mồ hôi thì lớp tế bào sừng trên da đầu sẽ bong ra. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nấm xâm nhập, gây ra một số bệnh trên da đầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại hoá chất không rõ nguồn gốc cũng sẽ làm da đầu nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn.

Ngoài ra, hóa chất độc hại có trong các sản phẩm tạo kiểu như keo xịt tóc, gel giữ nếp tóc… khiến da đầu bị ngứa và nổi mụn. Theo đó, tình trạng mụn trên da đầu có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn không gột bỏ sạch chất gel tạo kiểu trước khi đi ngủ: chúng sẽ khiến da đầu của bạn nổi mẩn ngứa, mụn nhọt và gây viêm nang tóc. 

1.2. Dùng chung đồ cá nhân với người khác

Những vật dụng cá nhân như mũ bảo hiểm, lược, khăn mặt,... bạn hãy nhớ tuyệt đối không nên cho mượn hoặc dùng chung cùng người khác. Bởi vì, vi khuẩn và lớp vảy gàu bám còn sót lại, bám trên bề mặt của những món đồ cá nhân này sẽ nhanh chóng bám dính vào da đầu của bạn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn trên đầu và làm tăng nguy cơ gây gàu.

1.3. Lười gội đầu

Nhiều người do tính chất công việc, học tập khá bận rộn nên có thói quen lười gội đầu. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mụn mọc ở đầu vô cùng nghiêm trọng. 

Bởi vì việc da đầu không được làm sạch thường xuyên sẽ tạo môi trường thuận lợi cho bã nhờn, tế bào ch*t, bụi bẩn,... lưu lại trên da đầu và tóc, gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ rồi gây mụn mọc trên đầu đau nhức.

Vì vậy, hãy tập thói quen gội đầu từ 2-3 lần/tuần để làm sạch và bảo vệ da đầu, đồng thời mái tóc sẽ luôn chắc khỏe, bóng mượt.

1.4. Gãi quá mạnh

Thông thường khi da đầu bẩn sẽ gây ngứa. Lúc ấy, nhiều người có thói quen gãi đầu thật mạnh để cảm thấy thoải mái hơn và giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, việc gãi quá mạnh khiến da đầu bị tổn thương, bị xước và tóc rụng nhiều hơn. Trong khi đó, các vết xước, vết cào có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và khiến da đầu nổi mụn đỏ đau.

Bên cạnh đó, khi gội đầu, các hóa chất từ dầu gội có thể ngấm vào các vết xước rồi gây kích ứng. Hậu quả là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mụn nhọt mọc không kiểm soát trên da đầu. 

1.5. Mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống thiếu chất

Ngoài những nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài thì thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không hợp lý rất có thể sẽ là nguyên nhân gây ra mụn mọc ở đầu.  Những vấn đề về tâm lý này là nguyên nhân kích thích các đuôi thần kinh trên da đầu khiến chân tóc suy yếu và da đầu nổi mụn. 

2. Cách khắc phục tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn

Trong hầu hết các trường hợp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu gội hoặc Thu*c điều trị da đầu. Những loại dầu gội này có thể làm sạch dầu thừa trên da đầu và các tế bào ch*t đồng thời ngăn ngừa mụn trên quay trở lại.

Nếu như bạn chỉ mới bị nổi mụn trên da đầu với tình trạng không quá nghiêm trọng (không đau, không chảy máu, không viêm…), thì bạn có thể sử dụng dầu gội trị mụn cho da đầu mà không cần bác sĩ kê đơn. Bạn chỉ cần tìm loại dầu gội có các thành phần phổ biến sau: 

Còn nếu bạn bị mụn mọc trên đầu đau nhức, đi kèm với các triệu chứng như rụng tóc, viêm nang lông thì bạn cần đến tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê toa những loại như sau (tùy vào tình trạng mà có sự thay đổi các loại Thu*c):

Khi bạn không may gặp tình trạng nặng, hãy lưu ý chỉ nên sử dụng một loại Thu*c điều trị da đầu tại một thời điểm, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Cách này giúp theo dõi hiệu quả điều trị của các sản phẩm riêng lẻ và sẽ dễ thay đổi hơn nếu loại Thu*c này không có hiệu quả. 

Mụn mọc ở đầu đôi khi có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Khi mụn không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

3. Cách ngăn ngừa nổi mụn trên đầu

3.1. Gội đầu đúng cách

Thông thường, bạn có thể gội 2-3 lần/tuần (tức là cách 1 – 2 ngày bạn mới gội đầu một lần). Tuy nhiên, nếu bạn thường gặp tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn, bạn nên cố gắng gội đầu thường xuyên và đúng cách. Bởi vì việc mụn xuất hiện phần nhiều là do da đầu bẩn hoặc quá mẫn cảm. Việc gội đầu sẽ làm sạch da đầu, giảm lượng dầu nhờn trên tóc, làm hạn chế phát sinh mụn trên đầu. 

Đối với một số người, ít gội đầu có thể gây ra mụn da đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, gội đầu quá thường xuyên có thể gây bong tróc lớp da nhờn bảo vệ làm tăng nguy cơ các vi khuẩn, chất gây ô nhiễm khác xâm nhập vào cơ thể.

Bạn hãy sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu có thành phần tự nhiên. Không nên sử dụng dầu gội có thành phần hóa chất dễ gây dị ứng hoặc kích ứng da đầu.

Bạn cũng nên hạn chế dùng dầu xả tóc, hoặc nếu có, hãy chắc rằng chỉ thoa lên phần thân và ngọn tóc rồi sau đó xả thật sạch để tránh da đầu đổ nhiều dầu hơn nhé!

3.2. Tránh các chất gây kích ứng da đầu

Bạn đã gội đầu đúng cách nhưng vẫn thấy mụn mọc trên đầu đau nhức? Vậy thì nguyên nhân rất có thể đến từ các sản phẩm tạo kiểu cho tóc như keo xịt tóc, gel vuốt tóc mà bạn thường xuyên sử dụng. Bên cạnh đó, các loại Thu*c nhuộm, uốn, duỗi tóc tại các salon cũng có thể gây kích ứng da đầu nếu là hàng giả, kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng.

Bạn nên kiểm tra phản ứng của da với sản phẩm tại một vùng nhỏ trước khi sử dụng trên diện rộng. Tránh bôi những loại hóa chất này quá sát với chân tóc hoặc thoa trực tiếp lên da đầu.

3.3. Để da đầu thông thoáng

Một số người có thói quen sống lành mạnh nhưng vẫn bị nổi mụn trên đầu do đội mũ quá chật hoặc mũ không được vệ sinh thường xuyên. Với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, bạn rất dễ tiết mồ hôi đầu và bị lưu lại trong mũ. Việc đội mũ (nhất là mũ bảo hiểm) không sạch sẽ khiến vi khuẩn và bụi bẩn bám sâu vào các nang tóc, hình thành mụn viêm. Cách xử lý tốt nhất là bạn nên giặt mũ định kỳ và không nên đội mũ quá chật nhé!

3.4. Chải đầu thường xuyên

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng nhiều người không có thói quen chải đầu thường xuyên, đặc biệt là những người sở hữu mái tóc ngắn. Việc chải đầu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ phần nào các tế bào ch*t ra khỏi da đầu, hạn chế tình trạng tóc bết dính. Tóc rối chỉ khiến lớp da ch*t, bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trên da đầu bạn và gây mụn trên đầu. 

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng những loại lược có răng to, thưa và chải tóc nhẹ nhàng, không nên giật tóc quá mạnh khiến tóc bị gãy rụng hoặc cọ xát mạnh làm trầy xước da đầu.

3.5. Bổ sung chất dinh dưỡng

Thiếu vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân khiến mụn mọc ở đầu tiếp diễn không ngừng. Bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm chứa vitamin A, D, E và kẽm như ngũ cốc, bí ngô, hạt vừng, cà rốt… để da đầu và tóc mọc khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, để hạn chế hoạt động của tuyến bã nhờn, bạn nên tránh xa một số loại thực phẩm như: đồ ngọt, caffeine, dầu mỡ, đồ cay nóng.

Tuy nổi mụn trên đầu không gây mất thẩm mỹ như các loại mụn trên mặt và cũng không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm, chúng có thể trở thành bệnh mãn tính. Điều này có thể khiến bạn bị rụng tóc nhiều và có thể gây hói đầu. Thế nên, nếu thấy tình trạng mụn trên đầu không thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà một thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/noi-mun-tren-dau-nen-giai-quyet-nhu-the-nao-350526.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/noi-mun-tren-dau-nen-giai-quyet-nhu-the-nao-350526.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-da-56/noi-mun-tren-dau-nen-giai-quyet-nhu-the-nao-350526)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
  • Phụ nữ lứa tuổi sau 40 phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của tuổi tiền mãn kinh, trong đó có bệnh rụng tóc.
  • Câu chuyện của chị N.T.M.V., 33 tuổi, ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương về cách chữa trị bệnh rụng tóc sau sinh….
  • Gặp chị L.H.D. - 37 tuổi, chủ một tiệm áo cưới ở Châu Thành, Tiền Giang, không ai nghĩ cả nhà chị đều có bệnh rụng tóc di truyền...
  • Tóc rụng nhiều đến mức độ mất cả tự tin khi giao tiếp, đi đâu cũng phải đội mũ, là nỗi khổ của nhiều người.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Vào mùa hanh khô, chúng ta gặp phải vấn đề: rụng tóc, gàu, nấm ngứa...Vì sao các bệnh về tóc phát triển? Ngăn chặn rụng tóc cách nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Bạn đang mất đi sự tự tin của bản thân do rụng tóc? Giờ đây, bạn không cần phải lo lắng về việc rụng tóc hay hói đầu nữa. Top 5 dưỡng chất tự nhiên tốt nhất, ngăn ngừa rụng tóc dưới đây, sẽ giúp bạn thoát khỏi rắc rối với tóc rụng.
  • YHCT gọi rụng tóc là “thốc sang”. Bệnh do nhiều nguyên nhân làm thận hư kết hợp với công năng ngoại vệ của phế suy giảm làm bì phu, tấu lý không nuôi dưỡng được tóc gây ra tóc rụng không mọc lại. Phép trị bổ phế thận, dưỡng huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY