Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Nỗi sợ kinh hoàng của các mẹ bầu sắp vượt cạn

Các cụ có câu: “Không có gì đau gì hơn đau đẻ”. Hầu hết mẹ bầu nào cũng có tâm lý lo lắng và sợ hãi khi ngày dự sinh đang đến gần.

Mẹ bầu sẽ phải đối diện với hàng loạt những nỗi sợ hãi gây ám ảnh như cơn đau đẻ, rạch tầng sinh môn.... Họ sợ họ sẽ không chịu đau nổi và thậm chí có người còn chọn cách sinh mổ để không phải trải qua cơn chuyển dạ.

Nỗi sợ đau đẻ

    “Tôi không chịu đau nổi”. Là nỗi sợ của hầu hết các mẹ trong 3 tháng cuối khi nghĩ đến cảnh vượt cạn. Đây cũng chính là lý do mà các mẹ hay lựa chọn các phương pháp giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng.

    Trên thực tế có rất nhiều bà mẹ vượt qua được cơn đau chuyển dạ và vượt cạn thành công. họ chấp nhận chọn cho mình đẻ tự nhiên và trải qua cơn đau này. nó giúp họ cảm thấy trở nên mạnh mẽ hơn. bí quyết để vượt qua các cơn đau đẻ là tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giúp mẹ kiểm soát được các cơn đau trong quá trình vượt cạn. không cần thiết phải dùng thu*c mẹ bầu vẫn có thể vượt cạn thành công.

    Nỗi sợ rạch tầng sinh môn

      Khi bạn chọn phương pháp sinh thường thì bác sĩ sẽ thường dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Bác sĩ sẽ rạch 1 khoảng ở khu vực từ *m đ*o đến hậu môn để mở rộng cửa *m đ*o. Tầng sinh môn của bạn cũng có thể bị rách tự nhiên khi bác sĩ chưa can thiệp. Vết rách và vết rạch sẽ được các bác sĩ khâu bằng nhiều mũi.

      Rách *m đ*o trong quá trình sinh nở là 1 hiện tượng xảy ra rất bình thường. Thực tế nó không ảnh hưởng gì và không quá nghiêm trọng như các mẹ vẫn thường nghĩ và lo lắng đâu!

      Nỗi sợ “đi nặng” trong lúc rặn em bé

        Nghe thì hơi buồn cười, nhưng đây là tình huống hoàn toàn bình thường của các mẹ khi rặn em bé. Và nó gây ra tâm lý xấu hổ cho các mẹ. Nhưng các mẹ yên tâm, các bác sĩ và y tá sẽ thông cảm cho bạn. Y tá hoặc hộ lý sẽ lau dọn sạch sẽ cho bạn ngay thôi. Chính vì thế, bạn chỉ cần nghĩ đây là một chuyện nhỏ trong quá trình vượt cạn. Hãy thoải mái lên nhé!

        Nỗi sợ phải sinh mổ

          Với những mẹ mong muốn được sinh thường nhưng vì lý do nào đó, bác sĩ chỉ định mẹ buộc phải sinh mổ thì hẳn sẽ cực kỳ thất vọng và lo lắng.

          Việc được chỉ định sinh mổ ngoài dự tính hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ bà bầu nào. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc sinh mổ là điều cần thiết để tốt cho cả bạn và em bé nhé!

          Nỗi sợ đẻ rơi

            Rất nhiều người sợ không kịp đến bệnh viện và đẻ rơi. Đây là trường hợp cực kỳ hiếm, đặc biệt là khi sinh con so. Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện nhiều giờ trước khi bé được sinh ra. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã vỡ ối thì cũng rất lâu sau đó bé mới chào đời. Hãy tìm hiểu các kiến thức và hỏi bác sĩ để nắm được các dấu hiệu khi sắp chuyển dạ.

            * Hiện nay các bệnh viện đã có phương pháp gây tê ngoài màng cứng, phương pháp này được thực hiện trước khi sinh giúp mẹ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình chuyển dạ, trong khi rạch và khâu tầng sinh môn. Tuy nhiên cách này vẫn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, tác động đáng kể đến sức khỏe của người mẹ sau này. Trước tiên các mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ tư vấn của bác sĩ và chuẩn bị tâm lý cho mình thật thoải mái để đón thiên thần bé chào đời nhé!

            Mạng Y Tế
            Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/noi-so-kinh-hoang-cua-cac-me-bau-sap-vuot-can-20210118104052554.chn)

            Tin cùng chuyên mục

            Tin cùng nội dung

            • Sinh mổ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn là sinh tự nhiên, tuy vậy phương thức này cũng làm giảm nguy cơ mắc những bệnh lý sàn chậu cho người mẹ.
            • (MangYTe) - Mỗi người mẹ đều có một hành trình mang thai và sinh nở khác nhau, và chắc chắn không phải mọi hành trình đều dễ dàng. Mình đã có một bé trai 9 tuổi không hề dễ dàng, và sau bằng ấy năm mình mới dám quyết định sinh bé thứ 2. Và mình muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con - ngay từ những giây phút đầu tiên.
            • (MangYTe) - Nói về chuyện đi đẻ thì bên cạnh những khoảnh khắc cảm động khi đón con yêu chào đời cũng có không ít câu chuyện hài hước của các ông bố với sự “bỡ ngỡ” trong lần đầu tiên ấy. Điển hình trường hợp của anh Tới, vợ anh - chị Nga đã chia sẻ một số khoảnh khắc đáng yêu và buồn cười đến “chảy nước mắt” của anh chồng.
            • (MangYTe) - “Đi đẻ” là hành trình mẹ bầu “thay đổi sắc thái” một cách “khôn lường”, mọi cung bậc cảm xúc đều sẽ trải qua: niềm vui, sự lo lắng, hồi hộp và cả những đau đớn. Khoảnh khắc con yêu chào đời cũng là lúc mọi cảm xúc dường như vỡ òa, tất cả đều mong được nói “xin chào” với sinh linh bé nhỏ ấy.
            • Làm mẹ là một thiên chức, một hạnh phúc không có gì có thể sánh bằng. Sau hơn 9 tháng thai kỳ nặng nhọc, “cửa ải” cuối cùng mẹ phải vượt qua đó là lúc “vượt cạn”. Mẹ nên tránh mắc phải những sai lầm dưới đây, kiểm soát tốt hành động của mình, giữ sức cho bản thân cũng như giúp bác sĩ làm việc hiệu quả để thiên thần của mẹ chào đời nhanh chóng hơn.
            • Yoga cho mẹ bầu là một “gia vị” quan trọng mang lại cho các mẹ cuộc sống cân bằng, cơ thể khỏe mạnh cùng với tâm trạng hưng phấn trong suốt thai kỳ.
            • Theo TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc BV. Hùng Vương, TP.HCM, trải nghiệm một hành trình “vượt cạn” sẽ giúp sản phụ, thân nhân hiểu rõ hơn những bất an của sản phụ,
            • Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ và cũng đồng nghĩa họ trải qua chuyện sinh đẻ mà cho dù bằng ngôn ngữ nào cũng khó mô tả được cho phái mạnh hiểu việc đó đã diễn ra khó khăn như thế nào.
            • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
            • Thai nghén và sinh nở là những hiện tượng S*nh l* bình thường của người phụ nữ, nhưng các trường hợp đó dễ dàng biến chuyển sang tình trạng bệnh lý dẫn tới cái ch*t của thai phụ, trong đó nổi bật lên là các tai biến: vỡ tử cung, sản giật, nhiễm khuẩn, chảy máu.
            Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY