Khoa học hôm nay

Nồng độ CO2 trong khí quyển cao kỷ lục

(HNMO) - Bất chấp sự sụt giảm tạm thời của hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khí CO2 tích tụ trong bầu khí quyển Trái đất đạt kỷ lục trong tháng 5 vừa qua và một lần nữa chạm mức cao nhất trong lịch sử loài người.

(HNMO) - Bất chấp sự sụt giảm tạm thời của hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khí CO2 tích tụ trong bầu khí quyển Trái đất đạt kỷ lục trong tháng 5 vừa qua và một lần nữa chạm mức cao nhất trong lịch sử loài người.

Ảnh: Shutter Stock

Theo hai phân tích riêng biệt từ Viện Hải dương học Scripps và Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia của Mỹ, nồng độ CO2 trong không khí trung bình đạt 419 phần triệu trong tháng 5, cũng là mức cao nhất hằng năm. Chỉ số này cao hơn so với mức 417 phần triệu được ghi nhận cùng kỳ năm 2020.

Thông tin mới đáng lo ngại được công bố trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chuẩn bị nhóm họp tại Anh trong tuần này nhằm thảo luận về các biện pháp đẩy mạnh những nỗ lực ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo New York Times, lượng khí thải toàn cầu tạm thời giảm vào năm 2020 do nhiều quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thông báo, thế giới năm 2020 thải ra lượng CO2 ít hơn 5,8% so với năm trước đó, cũng là mức giảm lớn nhất từng được ghi nhận trong 1 năm.

Song, sự sụt giảm này hầu như không tạo ra khác biệt so với tổng lượng CO2 tích tụ trong bầu khí quyển của Trái đất. Tính chung, các hoạt động của con người vẫn thải ra hơn 31 tỷ tấn CO2 trong năm 2020. Nửa lượng khí này được cây cối và các đại dương trên khắp thế giới hấp thụ nhưng phần còn lại nằm trong khí quyển và có thể tồn tại hàng nghìn năm, khiến Trái Đất ấm dần lên do tác động của hiệu ứng nhà kính.

Các nhà khoa học đến từ Viện Hải dương học Scripps ước tính, thế giới cần giảm lượng khí thải từ 20% đến 30% trong ít nhất 6 tháng mới có thể khiến tốc độ gia tăng CO2 trong khí quyển chậm lại đáng kể. Nếu muốn ngăn tổng lượng CO2 gia tăng, các quốc gia về cơ bản cần phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0, chủ yếu bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các công nghệ xanh.

Hồi tháng 5 vừa qua, IEA đã ban hành một lộ trình chi tiết về phương pháp giúp mọi quốc gia trên thế giới có thể đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như ngừng xây dựng nhà máy than mới, cấm bán phương tiện chạy bằng xăng vào năm 2035, đẩy nhanh tốc độ xây dựng tuabin gió và và sử dụng pin mặt trời. Nếu đạt được mục tiêu này, thế giới có thể hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tuy nhiên, IEA cũng cảnh báo, thế giới đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu. Tổng lượng phát thải hằng năm dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh thứ hai từ trước đến nay trong năm 2021 khi các quốc gia phục hồi sau đại dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1002048/nong-do-co2-trong-khi-quyen-cao-ky-luc)

Tin cùng nội dung

  • ​Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc sửa đổi Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
  • Ước tính mỗi năm tại khu vực nông thôn khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 6,6 triệu tấn/năm, tỷ lệ thu gom rác thải ở vùng ven đô đạt 80%, còn một số vùng sâu, xa chỉ đạt 10%...Ô nhiễm môi trường nông thôn đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân
  • Nhiễm giun đường ruột là bệnh phổ biến ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.
  • Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều bệnh lây qua đường hô hấp phát triển, đặc biệt là viêm dây thanh quản.
  • Tôi 63 tuổi hay bị mất ngủ đã dùng nhiều Thuốc ngủ, nhưng giấc ngủ không ngon, tỉnh dậy người mệt mỏi, hay nhức đầu.
  • Sau khi bão đi qua, tình trạng ô nhiễm môi trường là những yếu tố thuận lợi để bệnh tật phát sinh
  • Hiện nay, tình trạng xe chở vật liệu, rác thải... làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho phương tiện không còn chỉ là những chuyện vặt như thứ rác thải rơi ra.
  • Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân trên thế giới. Không những thế, mối đe dọa này đang từng ngày gây nhiều tổn hại đối với sức khỏe của con người trong đó có trẻ em.
  • Mùa hè, thời tiết nóng nực, ra mồ hôi nhiều cộng với ô nhiễm môi trường, bụi bặm… nếu vệ sinh da không tốt sẽ là cơ hội cho bệnh nấm ngoài da phát triển hoặc gây nhiễm khuẩn da,
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY