Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nóng: Dừng xuất khẩu 37 loại Thuốc điều trị COVID-19

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản hỏa tốc, gửi các đơn vị sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu Thuốc về việc tạm dừng xuất khẩu Thuốc phòng, chống COVID-19. Danh sách các Thuốc phải tạm dừng xuất khẩu gồm 37 loại, trong đó có những Thuốc như andrenalin, morphin, Ivermectin (3mg,6mg - Thuốc trị giun), paracetamol (Thuốc giảm đau, hạ sốt)...

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trong đó yêu cầu: "Các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, Thuốc men, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch bệnh, kể cả việc huy động cơ sở vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trên diện rộng" và Văn bản số 153/TB-VPCP ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực chính phủ về phòng, chống COVID-19 trong đó giao Bộ Y tế: "Trước mắt, tạm dừng xuất khẩu các loại Thuốc sử dụng trong điều trị COVID-19".

Để đảm bảo nguồn cung, có dự trữ Thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu Thuốc tạm dừng việc xuất khuẩt Thuốc theo Danh mục Thuốc sử dụng trong điều trị COVID-19 từ ngày 16/4/2020 đến khi có thông báo mới của Cục Quản lý Dược.

Danh sách này gồm có 37 loại, trong đó có những Thuốc như andrenalin, morphin, Ivermectin (3mg,6mg - Thuốc trị giun), paracetamol (Thuốc giảm đau, hạ sốt)...

Danh mục Thuốc sử dụng trong điều trị COVID-19 được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và Thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và Quyết định số 1344/QQĐ-BYT ngày 25/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19).

20 nhân viên y tế trở thành F1 khi tiếp xúc cô gái mắc COVID-19 ở Hà Giang

Sáng 16/4, Hà Giang ghi nhận bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên. Đó là bệnh nhân 268, nữ, 16 tuổi, dân tộc Mông, trú tại thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần cho biết, bệnh nhân nhập viện hồi 14 giờ 41 phút ngày 8/4, vào thẳng khu cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.

Cô gái ngủ cùng 2 bệnh nhân COVID-19, xét nghiệm 3 lần đều âm tính

Một trường hợp ở Hà Tĩnh mặc dù có ngủ chung giường, tiếp xúc gần với bệnh nhân 210 và 238 nhưng sau 3 lần xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tích trữ Thuốc trị giun để phòng COVID-19

Trưa 16/4, Bộ Y tế đưa thông tin khuyến cáo vê việc người dân không tự ý mua Thuốc trị giun để điều trị COVID-19. Bộ Y tế cho hay Thuốc trị giun Ivermectin đang trong quá trình thử nghiệm điều trị COVID-19 và chưa được Bộ Y tế hướng dẫn chính thức, người dân không nên tự ý sử dụng.

Kết quả xét nghiệm hơn 11.000 mẫu ở ổ dịch Hạ Lôi và công ty Sam Sung

Tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy 11.847 mẫu xét nghiệm, đã thực hiện xét nghiệm 9.913 mẫu. Liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 số 262 làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh, đã tiến hành rà soát 185 trường hợp F1 và 922 trường hợp F2.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nong-dung-xuat-khau-37-loai-thuoc-dieu-tri-covid19-1643097.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY