Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nóng trong gan có thể gây mệt mỏi, chán ăn: Hãy thử món ăn mát gan Đông y tin dùng

(MangYTe) - Gan bị nóng có thể gây bốc hỏa, mệt mỏi, chán ăn. Món ăn này giúp bạn hạ hỏa hiệu quả, giảm ho, tiêu đờm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy chán ăn, nhìn vào bàn ăn không còn hứng thú, ăn được ít, mệt mỏi… thì đó là dấu hiệu đầu tiên khi gan bị nóng. Việc cần làm lúc này chính là giảm nóng cho gan.

Cải cúc lại được ví là "bậc thầy" giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho

Theo quan niệm Đông y, gan bị nóng có nhiều nguyên nhân, ví dụ đơn giản, khi bạn tức giận cũng khiến gan bốc hỏa.

Khi gan hỏa vượng (nóng ở mức cao) thì toàn thân mệt mỏi, dễ buồn ngủ và cáu kỉnh, không có cảm giác thèm ăn. Ở trạng thái này, Đông y thường khuyên bạn nên ăn thêm nhiều rau lá xanh. Trong nhóm những loại rau lá xanh thì rau cải cúc có tác dụng làm giảm nhiệt trong gan tốt hơn các loại rau lá xanh khác. Vì vậy, rất phù hợp để ăn nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày.

Theo Đông y, rau cải cúc là "bậc thầy" về hạ hỏa, giảm ho và đờm, nó làm loãng độ nhớt của viêm và dịch tiết đường hô hấp, làm cho người bệnh dễ ho, có lợi cho việc ho và tiêu độc. Giai đoạn này ăn cải cúc rất quan trọng vì chúng có lợi, tác động nhiều mặt lên sức khỏe.

Đông y quan niệm, rau cải cúc loại bỏ độc tố và nước thừa ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa máu và nước, có tác dụng loại bỏ chất béo nhất định và rất phù hợp để tiêu thụ trong thời kỳ bạn cần giảm cân, giảm mỡ.

Có rất nhiều cách để sử dụng rau cải cúc, bạn luộc, xào, nấu canh và nấu súp kèm với các thực phẩm khác. Ở nhiều nơi, khi làm món lẩu thì rau cải cúc được xem là một loại rau thiết yếu.

Rau cải cúc còn có thể được ăn cùng với thịt, trứng và rau dền khác để tăng sử dụng vitamin A, rất tốt cho cơ thể con người.

Hiện tại, do tình hình dịch bệnh lan rộng nên hầu hết trẻ em đều ở nhà, hầu hết chúng đều lướt Internet và xem TV hoặc điện thoại di động. Đây cũng chính là giai đoạn mà trẻ sử dụng mắt quá nhiều và mệt mỏi.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ nên làm thêm món rau cải cúc vào thực đơn cho con, vì cây cải cúc có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của da, tóc và răng, rất hữu ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Giới thiệu món ăn đơn giản từ cải cúc và mộc nhĩ

Món ăn này chắc chắn là một cách tốt để giảm cân và làm sạch phổi, mát gan, tăng cường thị lực và sức đề kháng. Nên ăn vài lần một tuần.

Nguyên liệu:

300 gram cải cúc, 1 bát mộc nhĩ nhỏ, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa dầu hào, lượng hành lá thích hợp.

Cách chế biến:

1. Rửa sạch rau cải cúc, cắt ngắn phần thân cây và lá cây để riêng rẽ.

2. Đun sôi nước, cho một ít muối vào nước, đầu tiên cho phần thân cây vào nồi nước sôi đun trước một lát, sau đó cho phần lá vào đun sôi, đảo trộn rau cho chìm vào nước sôi rồi vớt ra.

3. Rau chần qua nước sôi, vớt ngay ra và làm lạnh ngay lập tức, để rau chần ráo nước, cắt khúc vừa ăn.

4. Mộc nhĩ sau khi được ngâm nở và nấu chín trước trong khoảng 5 phút, để nó không bị sống khi xào với rau.

5. Làm nóng chảo, cho một chút dầu (2 thìa) và cho hành hoa vào xào thơm.

6, Sau đó thêm rau cải cúc và nấm và xào trên lửa lớn, đảo đều tay trong khi thêm dầu hào và muối, khuấy đều trên lửa to một chút.

7, Cho thêm một ít hành hoa, thêm 2 thìa dầu mè.

8. Đảo đều trên lửa lớn và tắt lửa ngay khi chín tới.

Tinh dầu thơm trong rau cải cúc có thể thúc đẩy sự thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn và tăng cảm giác ngon miệng, nhưng nó dễ bay hơi khi được làm nóng quá lâu, vì vậy đây là món ăn nên được xào rau nhanh với nhiệt độ cao. Bằng cách này, khi nấu với mộc nhĩ thì nên nấu sao cho mộc nhĩ chín trước, rau cho vào là làm chín nhanh để không bị bay hết tinh dầu.

Bạn không cần sử dụng quá nhiều dầu ăn để xào trong món ăn này.

*Theo Health/TT

Người sống khỏe mạnh đến già, ít bệnh tật đều có 5 điểm chung: Hãy sớm tham khảo

Vân Hồng - Nhịp sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nong-trong-gan-co-the-gay-met-moi-chan-an-hay-thu-mon-an-mat-gan-dong-y-tin-dung-8202015312374045.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY