Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Nữ bác sĩ mắc Covid-19 chia sẻ cảm xúc khi được công bố khỏi bệnh

Mắc bệnh trong lúc đặt nội khí quản cho bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Yến cùng một nam đồng nghiệp đã vô tình trở thành chính bệnh nhân của dịch này.

Ngày 14/5, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 8 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh Covid-19 gồm bệnh nhân 50, 134, 141, 185, 193, 196, 244 và 263. Các bệnh nhân này đều điều trị tại khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Trong đó có trường hợp của chị Đỗ Thị Kim Yến, 29 tuổi, là nữ bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Sau khi được công bố khỏi bệnh, chị Yến sẽ ở lại bệnh viện 14 ngày để tiếp tục theo dõi bệnh.

BS Yến chia sẻ về lúc mắc Covid-19

Chị Yến cùng với 1 nam đồng nghiệp khác mắc Covid-19 khi tiến hành thủ thuật đặt nội khí quản cho bệnh nhân mắc Covid-19. Chia sẻ với báo chí, nữ bác sĩ cho biết từ khi có dịch bệnh và khoa Cấp cứu tiến hành thu dung người bệnh thì bác sĩ đều có khả năng phơi nhiễm Covid-19.

Từ đầu tháng 3, chị đã vào viện và tham gia điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Khi mắc bệnh, tâm trạng của chị không quá lo lắng cho sức khỏe của mình mà chỉ lo các đồng nghiệp khác cũng mắc bệnh thì không có người điều trị cho bệnh nhân.

Lúc ấy, chị Yến chỉ húng hắng ho, sốt nhẹ, người hơi mệt. Sau đó chị bước vào quá trình điều trị Covid-19. Đến nay chị được công bố khỏi bệnh và chị Yến cho biết sau 14 ngày cách ly theo dõi nếu ổn định chị sẽ đi làm theo phân công của lãnh đạo bệnh viện.

Chị Trần Thị Phú, bệnh nhân số 263, 45 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội cũng được ra viện ngày 14/5. Ngày 25/3, chị Phú có biểu hiện sốt rét, đau rát họng, ho khan, mệt và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/4 và kết quả dương tính. Từ khi biết mình mắc Covid-19, chị Phú kể tâm trạng lúc đầu hơi lo lắng nhưng khi vào viện điều trị thì yên tâm hơn rất nhiều.

Chị Phú cho biết từ khi vào viện sức khỏe chị rất tốt không có gì khác. Khi mắc bệnh điều chị lo nhất đó là người thân của mình, trong nhà đều có người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thật may mắn cả gia đình chị không ai nhiễm Covid-19. Chị Phú cho biết đến thời điểm hiện tại, chị hoàn toàn bình thường. Sau khi được công bố khỏi bệnh, chị sẽ được tiếp tục theo dõi cách ly thêm 14 ngày.

Chị Phú khi ra viện

Những ngày vào viện điều trị luôn được các y bác sĩ động viên khiến chị và những người đồng bệnh yên tâm hơn rất nhiều. Khi ra viện, người phụ nữ này luôn cười và xin cảm ơn các y bác sĩ đã giúp mình điều trị bệnh thành công.

Ngày hôm nay, có thêm bệnh nhân số 50 cũng được ra viện. Đây là 50 tuổi, ở Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, tái dương tính. Ông được công bố khỏi bệnh lần thứ nhất vào ngày 14/4, sau đó tái dương tính với Covid-19. Bệnh nhân này đã điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và hôm nay được công bố khỏi bệnh.

Từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 147 trường hợp nhiễm Covid-19 và đã có 140 người được công bố khỏi bệnh và hiện tại chỉ còn 7 bệnh nhân đang theo dõi và điều trị tại đây.

BS Nguyễn Trung Cấp- trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tâm sự đến nay các bệnh nhân còn lại đều ổn định. Tuy nhiên, bác sĩ Cấp cũng chia sẻ không thể nói trước được điều gì vì có thể sẽ có thêm các bệnh nhân mới đi từ nước ngoài về. Dù theo xu hướng điều trị tại địa phương nhưng nếu bệnh nhân nặng thì sẽ phải chuyển lên tuyến trên.

Đến thời điểm hiện tại, bác sĩ Cấp cho biết bệnh nhân của Việt Nam đều được điều trị theo phác đồ chung của thế giới nhưng chưa có ai Tu vong. Đây được coi là thành công nhưng điều quan trọng nhất của dịch Covid-19 là chúng ta đã dự phòng rất tốt.

Các bệnh nhân Covid-19 nặng diễn biến rất nhanh thường ở ngày thứ 8 đến 10 nên các bác sĩ đã có kinh nghiệm, chủ động theo dõi bệnh nhân hơn.

Theo Bảo Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/nu-bac-si-mac-covid-19-chia-se-cam-xuc-khi-duoc-cong-bo-khoi-benh-20200515140221556.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY