Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ sinh mắc Covid-19 chia sẻ thông điệp tích cực phòng chống dịch bệnh

Dân trí “Mặc dù có kết quả dương tính với Covid-19 nhưng em cảm thấy rất khỏe mạnh và lạc quan. Em mong mọi người hãy giữ gìn sức khỏe, tin tưởng, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và Chính phủ, Yến nói. Du học sinh rủ nhau phụ giúp dọn nhà vệ sinh chung của khu cách ly Du học sinh dạy tiếng Anh online miễn phí trong những ngày cách ly

Nữ bệnh nhân mắc Covid-19 xinh xắn chia sẻ thông điệp về sự lạc quan và mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật từ trong phòng bệnh.

PV Dân trí đã liên hệ bệnh nhân để chia sẻ thông điệp này tới cộng đồng và được cô gái 21 tuổi nhiệt tình ủng hộ.

"Em cảm thấy sức khỏe tốt, không có triệu chứng gì", bệnh nhân chia sẻ.

Bệnh nhân tên Yến, là du học sinh từ nước Anh trở về. Em đang được cách ly và điều trị riêng biệt trong một bệnh viện khu vực phía nam, được chuyên gia y tế lưu ý không cần thiết phải đeo khẩu trang 24/24 mà chỉ cần đeo khi tiếp xúc với người khác (do vậy trong ảnh gửi về bệnh nhân không đeo khẩu trang); phòng bệnh thường xuyên được khử khuẩn.

“Mặc dù em có kết quả dương tính với Covid-19 nhưng em vẫn luôn cảm thấy rất khỏe mạnh và lạc quan. Vì em tin là với sự quan tâm, chăm sóc của các bác sĩ thì nhất định em sẽ sớm khỏi bệnh.

Em mong mọi người hãy giữ gìn sức khỏe, cũng như tin tưởng, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và Chính phủ để cùng nhau đẩy lùi dịch Covid-19", Yến nói thêm.

Trước đây, Yến từng là Trưởng ban Truyền thông của CLB tình nguyện viên Hà Nội. Tinh thần tình nguyện vẫn luôn ấp ủ trong em.

Em nói: “Mặc dù đang điều trị ở xa nhà ngàn cây số, nhưng được sự động viên, quan tâm của mọi người qua mạng, cũng như sự chăm sóc, hỏi thăm của các bác sĩ nên em cảm thấy mình không hề cô đơn.

Đặc biệt, khi thấy thử thách ảnh của Thành đoàn Hà Nội lan toả, em rất mong muốn được tham gia hoà vào trong thông điệp của các bạn trẻ Thủ đô”.

Đại diện Thành đoàn Hà Nội chia sẻ rằng, hoạt động trên mạng xã hội  mà Yến tham gia đang được triển khai với mục đích lan tỏa thông điệp “Ở nhà là yêu nước, ở nhà là chung tay cùng cả nước chống dịch”, cốt hướng tới cùng Thành phố đẩy lùi dịch bệnh; thể hiện vai trò xung kích của tuổi trẻ Thủ đô, dù là ở nhà vẫn thể hiện được sức sáng tạo, sự lan toả của mình. Thử thách mang tên “Together we win - Chiến thắng Covid-19”.

Gõ tìm hastag #thanhnienthudo #thachthuccovid #onhalayeunuoc, người dùng sẽ nhận thấy ngập tràn mạng xã hội hôm nay là những hình ảnh của những người trẻ Thủ đô đang hoà mình cùng thử thách ý nghĩa này.

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ kể từ khi thử thách được triển khai, fanpage Thành đoàn Hà Nội ghi nhận hơn 150 bức ảnh kèm thông điệp ý nghĩa được gửi về.

Trong số đó có một bức ảnh hết sức đặc biệt. Đó là bức ảnh của bệnh nhân mắc Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu gửi về cho fanpage Thành đoàn Hà Nội với mong muốn được tham gia và hoà mình cùng người dân cả nước lan toả thông điệp chiến thắng dịch bệnh.

Hiện tại, thử thách nhận được sự hưởng ứng lớn của người trẻ, không chỉ trong Thủ đô Hà Nội mà đã đang lan toả đến người trẻ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Để thực hiện thử thách, người dung mạng xã hội viết/in/ghép thông điệp lan toả ý thức phòng chống dịch Covid-19 gieo vần theo tên của mình lên giấy (Ví dụ: Tôi là Trâm - Ở nhà cho yên tâm; Tôi là Trường - Không đi "tám" ngoài đường; Tôi là Bằng - Ở nhà, không lằng nhằng!); chụp ảnh bản thân đang ở nhà kèm thông điệp đã viết/in/ghép (Khuyến khích đeo khẩu trang); đăng ảnh lên Facebook cá nhân kèm hastag #ThanhnienThudo #thachthuccovid  #onhalayeunuoc; sau đó gửi ảnh về inbox fanpage Thành đoàn Hà Nội để được tổng hợp, đăng tải.

M.C

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nu-sinh-mac-covid-19-chia-se-thong-diep-tich-cuc-phong-chong-dich-benh-20200328213116770.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đừng hạ thấp con mình khi gọi con là thằng nhà em, nó, con này... mà hãy luôn gọi con một cách tôn trọng: Bé nhà em, con em, cháu nhà em, bạn nhà em...
  • Những món ăn Thuốc chế biến từ thực phẩm chứa chất chống ôxy hóa, khi sử dụng thường xuyên có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các chứng ung thư.
  • Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kị một cách tuyệt đối.
  • Các nhà khoa học tại Đại học Nam Califonia đã phát hiện ra hormon Mots-c, loại phân tử hoạt động như một tín hiệu cơ thể.
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • “Cho đến bây giờ, nếu anh Thanh chưa nói ra thì em chưa tin đó là sự thật. Dù sao em vẫn tin và hy vọng tình yêu của anh ấy dành cho em là có thật” – những bộc bạch của của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào - nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 trao đổi với PV.
  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY