quay cuồng với dịchchị nguyễn băng hải cho biết: công việc cứ triền miên, thâu đêm suốt sáng. hầu như cán bộ, nhân viên y tế tyt đều phải ra khỏi nhà từ 6 giờ. đến cơ quan, anh chị em phân công công việc về những ca điều tra, truy vết của ngày hôm trước, cập nhật tình hình f1, f2 ra sao… f2 cách ly tại nhà có đảm bảo đúng giãn cách, có triệu chứng sốt, ho, khó thở, thay đổi vị giác không?
Chị Nguyễn Băng Hải – Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.
“Phần lớn, anh em còn lại tập trung lên danh sách, chuẩn bị công tác đi tiêm tại điểm tiêm tập trung hoặc tiêm tại TYT, tùy theo số lượng đối tượng. Chúng tôi phải sàng lọc những danh sách đã tiêm ở điểm tập trung nhưng không đạt, sau đó, lập danh sách gửi những trường hợp như người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, phụ nữ có thai đến bệnh viện. Có những đợt chúng tôi phải chia người vừa phụ trách điểm tiêm, vừa xen kẽ đi lấy mẫu. Anh em đi lấy mẫu vất vả hơn nhiều. Họ thường xuyên phải mặc bộ đồ bảo hộ, xông vào ổ dịch làm nhiệm vụ đặc biệt. Đợt dịch thứ 4 lại căng thẳng vào giữa mùa hè, có những anh em lấy mẫu được 2 tiếng gần như ngất vì bị mất nước, kiệt sức với những bộ quần áo bảo hộ kín mít, ngột ngạt, khó chịu… Đôi khi, bất chợt nhìn hình ảnh của lực lượng y tế lao mình vào cuộc chiến chống Covid-19, tranh thủ chợp mắt ngay trên sàn gạch sau nhiều giờ làm việc mà tôi thấy nghẹn lòng…” - chị Hải tâm sự.Hiện TYT Hạ Đình có 7 người, trong đó, một nhân viên y tế phải thường trực ở nhà để điều tra, truy vết, 2 - 3 người đi lấy mẫu, 3 người đi tiêm. Thực tế, họ không thể làm hết việc, vẫn phải có đội ngũ tăng cường của các bệnh viện, y tế tư nhân hỗ trợ nhưng việc chính cán bộ y tế tại TYT vẫn phải làm, nắm số liệu. Bởi họ là người sát dân, gần dân, mới biết đâu là khoanh vùng, lấy mẫu vừa không lãng phí vừa đảm bảo hiệu quả phòng dịch.Mệt vẫn phải cố gắng, không để xảy ra sai sótTheo lời chị Hải, thường nhân viên y tế nơi đây kết thúc việc tại điểm tiêm khoảng 7 giờ, về TYT, họ tiếp tục lập danh sách, rà soát, chuẩn bị giấy tờ, phiếu xác nhận của ngày hôm sau phải đến 22 giờ đêm mới xong việc. Thế nhưng, hôm nào có ca F0 báo về, thì thôi, hôm đó họ trắng đêm luôn. “Có vài lần, chúng tôi làm việc từ 6 giờ sáng ngày hôm trước đến 3 giờ sáng ngày hôm sau. Nhiều lúc cảm giác mệt mỏi, gần như kiệt sức nhưng chúng tôi vẫn phải động viên nhau cố gắng để không xảy ra sai sót về chuyên môn. Bởi quan trọng nhất y tế là hạn chế tối đa sai sót trong chuyên môn nên đôi khi chúng tôi cũng rất căng thẳng, áp lực” - vị bác sĩ ở tuổi 49 chia sẻ.Từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến nay, phường Hạ Đình xuất hiện 6 ổ dịch liên quan đến người đi về từ Đà Nẵng, Bệnh viện K, tại 95 Láng Hạ, ổ dịch Thanh Xuân Trung, Công ty Thanh Nga… Hầu như các ca dịch của phường đều có nguồn gốc, không có trường hợp nào phát sinh trong cộng đồng. Địa bàn phường khoanh vùng rất gọn, thường trong một gia đình và không có ca cộng đồng lây nhiễm tiếp theo của hàng xóm láng giềng. Cho nên, những ổ dịch tại Hạ Đình cứ khoanh vùng khoảng 7 ngày đều được dỡ bỏ phong tỏa. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, người dân, đặc biệt sự hy sinh thầm lặng của lực lượng y tế đến nay các ổ dịch trên địa bàn phường Hạ Đình cũng như quận Thanh Xuân được khống chế hoàn toàn.Những ngày chống dịch, hầu như thời gian, lực lượng y tế dành cho công việc gần như 24/24h, cộng thêm 18 giờ ngày hôm sau, làm xuyên ngày đêm 42 tiếng nên việc gia đình, con cái ở nhà, nhiều khi nghĩ cũng tội lắm! Thực ra, 7 anh chị em trong trạm coi nhau như gia đình, cùng chia sẻ công việc, động viên, giúp nhau từng chút một để vượt qua những gian truân, vất vả. Làm việc thì vất vả, ăn uống thất thường, nhiều khi chị Hải lại động viên anh em “Mình đi làm vất vả một chút nhưng đời sống của người dân được đảm bảo”. “Đến nay, tuy dịch đã được kiểm soát nhưng đối với phòng dịch chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy yên tâm, nhẹ nhõm, chưa bao giờ chúng tôi lơ là, lúc nào cũng cảnh giác, bởi y tế phải phòng trước khi dịch xảy ra” – chị Hải chia sẻ.
"những ngày tháng qua, chúng tôi đã lăn lộn, miệt mài, triền miên với công tác chống dịch, thậm chí chẳng có thứ bảy, chủ nhật. thế nhưng, so với các đồng nghiệp tuyến đầu phải đi điều trị tại bệnh viện hoặc hỗ trợ cho các tỉnh miền nam thì chúng tôi - những người làm nhiệm vụ canh giữ thủ đô còn được về nhà, nhìn, nghe tiếng nói của chồng con, bố mẹ. với chúng tôi thế là đã hạnh phúc lắm rồi!..." - trưởng trạm y tế phường hạ đình nguyễn băng hải