Kinh tế xã hội hôm nay

Nữ y tá bị mất chân sau chuỗi ngày dài làm việc cường độ cao để chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Khi Covid-19 ập tới, chúng tôi phải làm việc liên tục, không có thời gian để quan tâm đến những cơn đau, nhức mỏi... - nữ y tá chia sẻ sau khi phát hiện khối u ung thư phát triển trong bắp chân suốt nhiều tuần liền.

Vào tháng 4, Sette Buenaventura, 26 tuổi lúc đang trong ca trực kéo dài 12 tiếng thì bỗng nhận ra cơn đau ở bắp chân. Do mải làm việc, nữ y tá đã "ngó lơ" cơn đau, nín nhịn để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân. Nhưng khi không thể đi được nữa, Sette mới đi kiểm tra. Hung tin đến, cô gái có một khối u ung thư trong người.

Suốt nhiều tuần qua, khối u đã phát triển với kích cỡ gấp đôi quả bóng golf và cô y tá buộc phải loại bỏ nó bằng cách cắt bỏ chân phải. Tin dữ như sét đánh ngang tai nữ y tá, ngoài công việc này thì cô còn là một người mẫu.

Nữ y tá bị mất chân sau chuỗi ngày dài làm việc cường độ cao để chăm sóc bệnh nhân Covid-19 - Ảnh 1.

Nữ y tá Sette Buenaventura phải cắt bỏ chân phải do khối u quái ác phát triển.

"Tôi rất buồn, tôi muốn chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn. Thật không ngờ, dù tôi đang làm việc tại một cơ sở y tế nhưng điều này lại xảy ra. Giờ tôi không dám nhìn vào gương, trong đó là một người hoàn toàn xa lạ với tôi." - cô gái nói. Sette Buenaventura, hiện đang sống tại thị trấn Eccles, Greater Manchester (Anh) đã phải chịu đựng chứng chuột rút nặng, kéo dài 8 tuần trước khi được đưa tới bệnh viện Salford Royal.

Dành 12 tiếng mỗi ngày để làm việc, chăm sóc bệnh nhân, nữ y tá đã quên mất bản thân mình.

Nữ y tá nói tiếp: "Họ nói với tôi rằng cách duy nhất để sống sót là bỏ đi một chân. Tháng 4 tôi được chẩn đoán, tháng 5 chân của tôi bị cắt bỏ. Mọi thứ xảy ra quá nhanh, đến nỗi tôi không còn tâm trí mà lo sợ, nghĩ ngợi nữa."

"Khi Covid-19 ập tới, chúng tôi phải làm việc liên tục, không có thời gian để quan tâm đến những cơn đau, nhức mỏi. Làm việc ở bệnh viện là như thế đấy, bạn phải quên đi nỗi đau của mình để chăm sóc cho những người khác. Vì chân tôi phải đứng trong nhiều giờ liền nên cơn chuột rút thường xuyên xảy ra." - Sette chia sẻ. Cơn chuột rút kéo dài suốt 8 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, cô gái đi kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư.

Giờ đây, tuy mất đi một chân nhưng cô gái vẫn đang cố gắng tập luyện để trở lại làm việc. Sette cũng tích cực nâng cao nhận thức của mọi người về thói quen kiểm tra sức khỏe.

Hiện tại khối u ung thư đã bị loại bỏ, Sette cũng được gắn thêm chân giả và cô hi vọng sẽ sớm phục hồi để quay trở lại làm việc vào tháng 11. Cô y tá muốn chia sẻ câu chuyện của mình cho nhiều người được biết để họ có thể nâng cao cảnh giác.

"Mọi người nên có thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đó là một điều cực kỳ quan trọng. Nếu tôi biết điều này sớm hơn thì có lẽ mọi chuyện đã khác."

(Theo BBC, Mirror)

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nu-y-ta-bi-mat-chan-sau-chuoi-ngay-dai-lam-viec-cuong-do-cao-de-cham-soc-benh-nhan-covid-19-20200808121309636.chn)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Nga đã phát triển một bộ cảm biến kỹ thuật nano nhạy cảm cao có thể chẩn đoán tế bào ung thư rất sớm trước tất cả những phương pháp thông thường hiện nay.
  • Đến khi chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng, sức khỏe quá yếu, Thim mới được đưa đi khám và phát hiện mình mắc bệnh tim và đám cưới của Thim đã không thể diễn ra như mong đợi.
  • Bản lĩnh đàn ông có nhiều cách hiểu. Hiểu theo nghĩa T*nh d*c thì nhậu và căng thẳng rất “kỵ” với bản lĩnh. Nhậu “sương sương” thì hưng phấn, nhưng nhậu “quắc cần câu” thì chỉ còn nước quay lơ ngáy khò khò thôi.
  • Bạn có thể giúp cả gia đình có trái tim khỏe mạnh chỉ nhờ 7 bước đơn giản sau, theo khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch.
  • Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam, ung thư vú đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư thường mắc ở phụ nữ, với khoảng 11.000 ca mới mắc và hơn 4.000 ca Tu vong.
  • Việc du lịch làm giảm đi các căng thẳng, giúp con người thư giãn và phục hồi sức khỏe. Để chuyến du lịch mĩ mãn cũng cần chuẩn bị về sức khỏe.
  • Bận đến mấy, chị em nên tranh thủ hàng năm chụp nhũ ảnh, soi cổ tử cung để tầm soát ung thư, khám mắt, kiểm tra huyết áp và cholesterol...
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY