Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nhận phụ cấp 450.000 đồng/ngày

(Tổ Quốc) - Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, Chính phủ ban hành Nghị quyết 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Điều chỉnh chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao

Cụ thể, chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm covid-19, nghi nhiễm covid-19 tại cơ sở thu dung, điều trị covid-19, trừ trường hợp: người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm covid-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động).

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm: Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm COVID-19; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm COVID-19; người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế; người làm nhiệm vụ bảo vệ.

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với: người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm covid-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động); người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm sasr-cov-2; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm sasr-cov-2; người vận chuyển người nhiễm covid-19, bệnh phẩm; người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp t* vong nhiễm sars-cov-2.

Ảnh minh họa: VGP

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 225.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (bao gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố) nhưng không thuộc một trong các đối tượng quy định nêu trên.

Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định nêu trên; được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày.

Chế độ quy định trên được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 1/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021. Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ, nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch.

Các đối tượng khác tiếp tục hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 và Khoản 1 Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.

Sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19

Nghị quyết cũng sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng quân đội, công an được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các khoa hồi sức tích cực, các khoa có giường hồi sức tích cực, các trung tâm hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.

Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí. Chế độ này được áp dụng đối với TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An từ ngày 1/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021.

Ngân sách Nhà nước chi trả chi phí thuê chỗ ở (cơ sở lưu trú), hoặc ở tập trung theo quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), chi phí đi lại (đưa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Chế độ này được áp dụng kể từ ngày 8/2/2021 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết số 16/NQ-CP).

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch, ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí. Chế độ này được áp dụng kể từ ngày 8/2/2021 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết số 16/NQ-CP).

Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.

Hà Giang

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nguoi-dieu-tri-cham-soc-benh-nhan-covid-19-nhan-phu-cap-450000-dong-ngay-20211119184718515.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trung bình mỗi ngày BV Nhiệt đới Trung ương khám cho từ 200-300 bệnh nhân, trong đó có khoảng 50-100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue. Do đang trong tình hình dịch SXH bùng phát mạnh, BV phải tiếp đón số bệnh nhân đến khám và điều trị rất đông.
  • Các bác sĩ cho cháu hỏi: Thực phẩm nào người bệnh suy giáp cần kiêng. Uống mật ong ngâm sâm có tốt không và người suy giáp và có nên uống không ạ?
  • Trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp nhận từ 400-600 bệnh nhân, ngày cao điểm có hơn 600 người đến khám, trong đó trên 75% là bệnh nhân cũ từng nằm điều trị tại Viện.
  • Acyclovir là một Thuốc kháng virut, có tác dụng làm chậm sự phát triển và lây lan của virut Herpes, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể chống lại nhiễm khuẩn.
  • Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
  • Trong thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng luôn tăng cường công tác phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển...
  • Các ca bệnh nhiễm mới có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan trước dịch bệnh.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY