Kinh tế xã hội hôm nay

Nữ y tá nhiễm Covid-19 bị sốc trước thái độ của các đồng nghiệp, đau đớn vì không được thở máy dù bệnh tình nguy kịch

Nữ y tá có sự tin tưởng tuyệt đối cho nơi mình làm việc suốt nhiều năm, nghĩ rằng sẽ được đồng nghiệp chăm sóc tận tình. Nhưng thực tế lại khác xa so với mong đợi.

Liên tục sốt cao và nôn mửa, nữ y tá Sylvia LeRoy, 36 tuổi, lập tức đến Bệnh viện Brookdale của thành phố New York. Cô hy vọng giữa tình hình dịch Covid-19 tàn khốc, mình vẫn được nhìn thấy những khuôn mặt thân quen của và nhận về sự chăm sóc như trong gia đình. Cô đã là y tá sản khoa ở Brookdale được 7 năm, và cũng dự định sinh em bé thứ hai ngay tại đây trong vòng 2 tháng tới.

Tuy nhiên, với tư cách bệnh nhân viêm đường hô hấp, LeRoy không còn nhận ra một bệnh viện quen thuộc hàng ngày nữa. Tất cả đã biến thành chiến trường đầy những người nhiễm virus. Một số và bác sĩ thường làm việc chung với LeRoy cũng đã mắc bệnh và phải cách ly ở nhà.

Bệnh viện Brookdale ở New York (Ảnh: Reuters)

Cô được xét nghiệm dương tính với virus vào sáng thứ bảy (28/3). Theo CNN, lúc đó bệnh viện Brookdale có khoảng 100 người nhiễm Covid-19, 78 người chờ kết quả và ít nhất 20 người Tu vong. Gia đình của LeRoy sợ rằng bệnh viện sẽ sớm quá tải nên tìm cách chuyển cô đến cơ sở khác. Để rồi, họ tuyệt vọng khi biết khắp các bệnh viện đều vỡ trận trước "cơn sóng thần" người mắc Covid-19.

Bản thân nữ y tá cũng nhiễm bệnh trong lúc làm việc, và cô tin rằng nhiều đồng nghiệp ở tâm dịch New York đã lâm vào tình cảnh tương tự dù có triệu chứng hay không. Trước đó, LeRoy đã nhập viện vì bị sốt, nhưng được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu và cho về nhà.

Đến ngày 26/3, khi bị sốt cao và ho không dứt, LeRoy mới nhập viện lần nữa. Cô được chuyển tới khoa sản vì đang mang thai. Phòng bệnh ở đó cũng là nơi LeRoy làm việc và hạ sinh con trai đầu lòng.

Tuy nhiên, theo em gái Shirley Licin của nữ y tá cho biết, LeRoy đã bị các đồng nghiệp kì thị và giữ khoảng cách. Một y tá bảo LeRoy tự truyền dịch tĩnh mạch. Một nhân viên vệ sinh cũng sợ bị lây bệnh, chỉ dám mở hé cửa và đưa cho LeRoy cây lau sàn.

(Ảnh minh họa: Reuters)

Khi hơi thở của LeRoy yếu dần đi, một y tá cho biết cô cần được thở máy càng sớm càng tốt nhưng bệnh viện đã hết nguồn dự trữ! Nghe tin đó, gia đình nữ y tá cuống cuồng tìm cho cô một nơi điều trị khác ở New York hay ở bang New Jersey lân cận. Em gái Licin đã gọi hết mọi đường dây nóng, cầu xin cho chị mình một ân huệ nhưng cuối cùng đành bỏ cuộc. "Không còn nơi nào khác để đi" - Licin nói với phóng viên Reuters.

Đau đớn và tuyệt vọng, Licin đã nằm ra sàn bệnh viện và khóc nức nở vào tối thứ ba (31/3). Cuối cùng, một bác sĩ gọi cô dậy và thông báo chị gái LeRoy sẽ được chuyển đến bệnh viện Mount Sinai ở quận Manhattan. Nữ y tá được nhập viện ngay trong đêm, đến sáng hôm sau đã bắt đầu được thở máy do tình trạng nguy kịch.

Hiện tại, vẫn chưa rõ tình hình của LeRoy cùng đứa bé trong bụng như thế nào, nhưng hoàn cảnh của cô đã khắc họa rõ nét sự nguy hiểm và áp lực tâm lý nặng nề mà các nhân viên y tế phải gánh chịu, nhất là ở những vùng dịch như New York. Tiểu bang này hiện có đến 102.863 người nhiễm Covid-19 và 2.935 người Tu vong, theo thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết vào trưa ngày 3/4.

(Theo Reuters)

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nu-y-ta-nhiem-covid-19-bi-soc-truoc-thai-do-cua-cac-dong-nghiep-dau-don-vi-khong-duoc-tho-may-du-benh-tinh-nguy-kich-20200403232302627.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Những thông tin về gia cảnh, những lời ăn năn và ân hận muộn mằn của đồng nghiệp Tường làm tôi càng thêm xót xa, nặng trĩu, nuối tiếc và cả hoang mang nữa về nghề nghiệp của mình, tương lai của mình.
  • Bệnh viện có thêm 2 nhân viên mới: 1 bác sĩ (BS) và 1 dược sĩ đại học (DSĐH) mới tốt nghiệp từ Hà Nội về nhận công tác.
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • Bản tin về vụ hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đăng tải trên một tờ báo mạng có khá nhiều phản hồi của độc giả. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ, ý kiến cho rằng đó là lỗi của ngành y mà không có lấy 1 từ phê phán hành vi côn đồ của kẻ hành hung nhận được nhiều sự tán thưởng nhất...
  • Trong nghề y chúng ta từng chứng kiến sai lầm của đồng nghiệp và dĩ nhiên là cũng có đồng nghiệp chứng kiến sai lầm của chúng ta.
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất Việt Nam, mỗi năm BV Bạch Mai cung cấp chương trình đào tạo nguồn cho gần 2.000 y bác sĩ trên khắp cả nước.
  • Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mạn.
  • Hòa hợp với đồng nghiệp trong công việc không chỉ nâng cao năng suất lao động, mà nó còn nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY