Lá non làm rau ăn kho cá thịt hoặc luộc bỏ nước ăn chấm với nước mắm, quả non dùng lùi vào bếp tro nóng cho chín mềm, rồi bóc bỏ vỏ ngoài, thái mỏng xào với mỡ, thịt.
Thành phần dinh dưỡng: núc nác chứa nước; protein, glucid; chất xơ; tro; caroten; vitamin C. Tài liệu gần đây cho biết, trong vỏ cây núc nác có một hỗn hợp flavonoid, hai chất chủ yếu là baicalein và oroxylin, tác dụng chống choáng phản vệ, chống viêm dị ứng rõ rệt. Núc nác còn được chế ra Thu*c điều trị vẩy nến, hen phế quản trẻ em,...
Theo y học cổ truyền, núc nác có vị đắng tính mát. Tác dụng mát gan, nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu viêm. Chữa vàng da, viêm da, ngứa khô sần da, viêm họng, ho khản tiếng, đau dạ dày, trẻ con ban trái, sởi...
Núc nác chữa vàng da, viêm da, ngứa khô sần da, viêm họng, ho khản tiếng, đau dạ dày,...
Chữa phế nhiệt, ho khan viêm khí quản, khàn tiếng: kinh nghiệm dân gian dùng hạt núc nác từ 3-4 g, sắc nước uống.
Chữa sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: vỏ núc nác 40g, tri mẫu 40g, thục địa 320g, sơn thù 160g, sơn dược 160g, phục linh 120g, đơn bì 120g, trạch tả 120g. Các vị tán bột làm viên,
Chữa thương hàn, tam tiêu tích nhiệt, hỏa thịnh: đại hoàng, hoàng liên, vỏ núc nác, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước.
Chữa miệng lở loét: bạch cương tàm (sao cho tới khi đứt tơ, khử hỏa độc), vỏ núc nác (tẩm mật, nướng khô, khử hỏa độc). Tán bột bôi vào miệng và trên lưỡi.
Chữa thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: lương khương sao cháy 12g, vỏ núc nác 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Tán bột làm hoàn bằng hạt ngô mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.
Lưu ý: núc nác tính hàn, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn tiêu lỏng hoặc người đang bị cảm lạnh ho, sổ mũi.