Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nước giàu tụt lại phía sau trong tiêm chủng Covid-19

Một số nước giàu từng là hình mẫu chống Covid-19 đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng, thậm chí xếp sau cả Brazil và Ấn Độ.

Ở nhật bản, hàn quốc và new zealand, tỷ lệ tiêm chủng đang thấp một cách kinh ngạc, trái ngược với mỹ, nơi gần 60% người trưởng thành đã được tiêm một hoặc hai liều vaccine. tỷ lệ tại anh và israel thậm chí còn cao hơn. 33,51 triệu người trong tổng số hơn 66,8 triệu người anh đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 12 triệu người được tiêm đầy đủ hai liều. gần 2/3 dân số israel đã tiêm ít nhất một liều vaccine pfizer-biontech.

Theo trang web our world in data, ba quốc gia ở khu vực thái bình dương này không chỉ xếp hạng kém nhất trong số các nước phát triển về triển khai vaccine covid-19, mà còn xếp sau nhiều nước đang phát triển như brazil và ấn độ.

Ví dụ, Nhật Bản mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 1% dân số và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch. Tuần trước, chính phủ nước này quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 5. Ngày 8/5, Nhật Bản ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm mới trong ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1.

Một số nước phê duyệt vaccine khẩn cấp và kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine nhằm tiêm chủng cho nhiều người nhất có thể. thủ tướng israel benjamin netanyahu còn đích thân đàm phán với giám đốc điều hành pfizer albert bourla để được tiếp cận sớm với vaccine, đồng thời huy động quân đội để hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng. ở mỹ, bánh rán, đồ uống hoặc C*n sa được phát miễn phí để khuyến khích người dân tiêm ngừa.

[nhân viên y tế cầm lọ vaccine covid-19 được trữ đông tại trường đại học ở kawasaki, nhật bản, ngày 27/1. ảnh:reuters

Trái lại, nhật bản yêu cầu thử nghiệm lâm sàng trong nước đối với các loại vaccine covid-19. theo đó, hàng chục quốc gia chấp nhận kết quả thử nghiệm đa quốc gia do hãng pfizer cung cấp vào tháng 11/2020 và triển khai tiêm chủng ngay. tuy nhiên, việc thử nghiệm bổ sung vaccine pfizer khiến nhật bản mất thêm vài tháng để tiêm chủng đại trà, mặc dù chính phủ đã đẩy nhanh thủ tục phê duyệt. điều này xuất phát từ tâm lý thận trọng với các loại dược phẩm do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là vaccine, và giới chức phải giải quyết triệt để những lo ngại về an toàn.

Khi chương trình tiêm chủng bắt đầu, nhật đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực để triển khai vaccine. mọi người chỉ tin tưởng tay nghề của bác sĩ và y tá. việc được dược sĩ tiêm vaccine tại nhà Thu*c như ở mỹ, hay được tình nguyện viên không có nền tảng y khoa tiêm vaccine như ở anh, là điều không thể tưởng tượng nổi ở nhật bản.

new zealand cũng có quá trình đánh giá riêng và phê duyệt vaccine pfizer vào tháng 2, hai tháng sau khi mỹ cấp phép khẩn cấp cho vaccine này. năm 2020, bộ trưởng bộ ứng phó covid-19 chris hipkins hứa hẹn new zealand sẽ sớm có vaccine. giờ đây, ông cho biết vấn đề nằm ở nguồn cung và không thể đẩy nhanh quá trình này hơn được nữa. phía pfizer từ chối thảo luận về việc liệu hãng có thể chuyển vaccine cho new zealand nhanh hơn hay không.

Trong khi đó, australia đã đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. vào tháng 12, australia ngừng thử nghiệm vaccine covid-19 do chính nước này sản xuất sau khi vaccine tạo ra kết quả dương tính giả với hiv. sau đó, liên minh châu âu (eu) ngừng xuất khẩu hơn 250.000 liều astrazeneca cho australia vào tháng 3, do nhận thấy nhu cầu trong eu lớn hơn. quá trình tiêm chủng tại australia cũng bị chậm lại khi giới chức trách khuyến cáo tiêm vaccine pfizer cho người dưới 50 tuổi thay thế cho vaccine astrazeneca.

Tại hàn quốc, chính phủ ban đầu cho rằng dịch trong nước chưa nghiêm trọng như ở mỹ hay châu âu, nên họ quyết định chờ đợi và quan sát thêm. cho đến những tháng gần đây, khi covid-19 lây lan mạnh hơn, áp lực từ công chúng tăng lên và giới chức trách phải đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các hãng dược. tính đến 5/4, hàn quốc mới triển khai hơn một triệu liều vaccine. nước này đang xem xét cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine của astrazeneca do sk bioscience, công ty con của sk chemicals sản xuất để đảm bảo nguồn cung nội địa.

Một nhân viên tại nhà dưỡng lão ở goyang, hàn quốc, được tiêm vaccine astrazeneca. ảnh:ap

Theo helen petousis-harris, chuyên gia về vaccine tại đại học auckland, new zealand, chương trình tiêm chủng chậm hơn, ít rầm rộ cũng có cái lợi. bà nói: "bạn sẽ dễ dàng chấp nhận một điều gì đó hơn sau khi nó được sử dụng hàng triệu lần".

Ngoài ra, thay vì giãn các liều tiêm cách nhau vài tháng do nguồn cung hạn chế, việc tiêm hai liều vaccine cách nhau ba tuần (khi số lượng dồi dào) sẽ đảm bảo nhiều người được tiêm đầy đủ hơn. nếu kéo dài thời gian chờ đợi, nhiều người sẽ mất dần mối quan tâm và bỏ qua liều thứ hai.

Petousis-Harris cho rằng New Zealand và nhiều nước giàu khác đang bị chậm tiến độ, song tốc độ tiêm chủng sẽ tăng trong những tháng tới. Theo bà, cho đến năm sau, nhiều khả năng chỉ còn các quốc gia nghèo và trung bình bị tụt lại phía sau.

Mai Dung (Theo AP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nuoc-giau-tut-lai-phia-sau-trong-tiem-chung-covid-19-4278436.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY